Hà Giang

Hiệu quả hoạt động của Nhóm cùng sở thích dệt lanh ở Sính Lủng

11:49, 02/10/2019

BHG - Sính Lủng là một trong những xã nội địa khó khăn của huyện Đồng Văn, cuộc sống của bà con nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nhờ sự giúp đỡ của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện, phụ nữ trong xã đã thành lập Nhóm cùng sở thích dệt lanh, nhằm tạo thêm việc làm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập và gìn giữ nghề dệt truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên Cao nguyên đá.

Hội viên Nhóm cùng sở thích dệt lanh Sính Lủng dệt vải, tăng thu nhập.
Hội viên Nhóm cùng sở thích dệt lanh Sính Lủng dệt vải, tăng thu nhập.

Nhóm cùng sở thích dệt lanh Sính Lủng được thành lập tháng 4.2019 tại thôn Lá Tà. Hiện, nhóm có 18 thành viên là những phụ nữ có chung sở thích. Sản phẩm của nhóm làm ra, gồm lanh sợi, vải và được Tổ hợp tác Thêu dệt thổ cẩm xã Sà Phìn thu mua toàn bộ với giá 50 nghìn đồng/1m vải và 250 nghìn đồng/1 kg lanh sợi. Có sản phẩm bán ra đã đem lại nguồn thu nhập ổn định từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng; giúp chị em trang trải cuộc sống và có thêm khoản tiền tiết kiệm.

Phụ nữ vùng cao từ khi lớn lên đã gắn bó với cây lanh, nên ai cũng biết se lanh, dệt vải. Vào lúc nhàn rỗi, mọi người đều tranh thủ se lanh, dệt vải để phục vụ cho bản thân, gia đình; nhưng hầu hết chị em chưa chú ý làm ra các sản phẩm để bán. Việc thành lập Nhóm cùng sở thích dệt lanh đã tập trung lại các sản phẩm nhỏ lẻ của chị em để cung cấp cho Tổ hợp tác Thêu dệt thổ cẩm xã Sà Phìn và tạo nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên. Chị Sùng Thị Súa, người có kinh nghiệm dệt lanh lâu năm trong xã cho biết: “Từ khi tham gia nhóm, chúng tôi đỡ vất vả hơn nhiều, lại có khoản thu nhập ổn định trang trải cho cuộc sống và có tiền để nuôi con cái ăn, học. Hiện nay, sản phẩm do chị em trong nhóm làm ra đều được thu mua hết, không phải lo về đầu ra, nên mọi người đều rất phấn khởi và  chị em trong nhóm chủ yếu tranh thủ làm tại nhà. Những ngày nông nhàn, thì tập trung tại trụ sở thôn cùng làm. Hoạt động có tổ, nhóm như thế này chúng tôi cũng có động lực làm hơn, vui vẻ, lại thuận lợi trong việc giúp đỡ lẫn nhau”.

“Được sự giúp đỡ của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện trong việc hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật dệt; cùng với sự nhanh nhẹn, khéo léo của mỗi chị em... Những kết quả bước đầu của Nhóm cùng sở thích dệt lanh tại thôn Lá Tà đã cho thấy hiệu quả rất tích cực. Thực tế, số lượng thành viên trong nhóm luôn duy trì từ 10 – 20 thành viên thì sẽ đạt hiệu quả cao nhất; thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng thêm nhiều nhóm ở các thôn khác trong xã. Với những kinh nghiệm có được từ nhóm ban đầu, tôi tin rằng, chị em sẽ làm tốt hơn nữa và có thể giúp kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện, cuộc sống ổn định hơn”. Chị Hồ Thị Sử, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sính Lủng cho biết.

Trên địa bàn huyện Đồng Văn hiện đã, đang xuất hiện nhiều các nhóm có chung sở thích như: Nhóm sở thích trồng rau; Nhóm sở thích nhuộm vải; Nhóm sở thích nhuộm vải bằng sáp ong;… Từ việc thành lập các nhóm sở thích đã tạo ra công việc ổn định và tăng thêm thu nhập cho người dân. Chị Vàng Thị Cầu, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Đồng Văn cho biết: “Thông qua Nhóm cùng sở thích dệt lanh, chị em vừa có thêm nguồn thu nhập và có thể trau dồi thêm những kỹ năng cần thiết để nâng cao tay nghề cũng như sản phẩm của mình làm ra ngày càng có chất lượng và được người dùng ưa chuộng hơn. Hiện, Hội Phụ nữ huyện đã có những biện pháp cụ thể để giúp đỡ nhóm như: Hỗ trợ tập huấn về kỹ thuật, tìm các nguồn tiêu thụ sản phẩm lâu dài…; qua đó để nhóm yên tâm hoạt động ngày một hiệu quả và thu hút nhiều chị em tham gia hơn nữa.”

            Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Toàn tỉnh có gần 600 người cao tuổi làm kinh tế giỏi

BHG - Để giúp hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo, Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) các huyện, thành phố đã phát động phong trào "Tuổi cao - gương sáng"; chủ động xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, vận động hội viên tích cực lao động, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, gắn với trồng rừng, trồng cây ăn quả và bảo vệ môi trường. Qua đó đến nay, tòan tỉnh có 5.595 NCT đang tham gia hoạt động kinh tế

30/09/2019
Khai thác tiềm năng lòng hồ thủy điện ở Vị Xuyên

BHG - Vị Xuyên có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 585 ha, trong đó, 132 ha thuộc diện tích lòng hồ của 4 nhà máy thủy điện. Những năm gần đây, người dân đã tận dụng diện tích lòng hồ để phát triển nuôi cá lồng với quy mô vừa và nhỏ. Với sự phong phú của các giống loài thủy sản, môi trường phù hợp với sự sinh trưởng của các giống cá nước ngọt...

30/09/2019
Hoàng Tiến Cường khởi nghiệp từ nuôi giun quế

BHG - Thời gian gần đây, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp ngày càng lan tỏa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Hoàng Su Phì. Một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả đó là nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi tổng hợp của anh Hoàng Tiến Cường, sinh năm 1990, đoàn viên Chi đoàn thôn Quang Tiến, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì).

 

27/09/2019
Sơ kết giao ước thi đua Khối doanh nghiệp Năng lượng, Viễn thông, Bảo hiểm

BHG - Chiều 26.9, tại Công ty Xăng dầu Hà Giang, khối giao ước thi đua Khối doanh nghiệp trong lĩnh vực Năng lượng, Viễn thông và Bảo hiểm tổ chức hội nghị sơ kết thi đua, đề ra phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm. 

27/09/2019