Nâng tầm thương hiệu Hồng không hạt Quản Bạ

17:11, 16/09/2019

BHG - Trong những năm qua, huyện Quản Bạ đã, đang không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng và giữ vững thương hiệu Hồng không hạt (HKH) để giúp người dân yên tâm sản xuất; góp phần phát triển KT – XH, thoát nghèo bền vững... Đặc biệt, từ khi được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, HKH Quản Bạ đã trở thành cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở các xã: Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Quản Bạ và thị trấn Tam Sơn.

Cán bộ xã Nghĩa Thuận kiểm tra chất lượng Hồng không hạt tại thôn Cốc Pục.
Cán bộ xã Nghĩa Thuận kiểm tra chất lượng Hồng không hạt tại thôn Cốc Pục.

Hiện nay, tổng diện tích cây HKH trên địa bàn huyện là trên 162,5 ha; trong đó, diện tích cho thu hoạch là hơn 70 ha, sản lượng ước đạt khoảng 500 tấn. Với kết quả nghiên cứu về tính chất, chất lượng đặc thù, vùng địa lý và quy trình kỹ thuật sản xuất của sản phẩm; năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm HKH của huyện Quản Bạ. Nhờ đó,  giá trị HKH được nâng lên, diện tích cây hồng ngày càng được mở rộng. Nếu như trước năm 2017, giá hồng chỉ dao động từ 15 - 20 nghìn đồng/kg; thì đến nay, giá bán tại vườn là trên 30 nghìn đồng/kg.

Nghĩa Thuận là xã có diện tích HKH được trồng tập trung nhiều nhất của huyện Quản Bạ. Hiện, toàn xã có 99,5 ha; trong đó có 55 ha đã cho thu hoạch; ước sản lượng đạt trên 5 tỷ đồng. Toàn xã có 300/700 hộ trồng HKH, với trên 30 hộ cho thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên và 2 hộ đạt trên 150 triệu đồng trở lên; điển hình là hộ anh Vương Trung Hùng và anh Vàng Dung Pháng tại thôn Phín Ủng. Với hiệu quả kinh tế từ cây HKH mang lại, xã Nghĩa Thuận luôn quan tâm mở rộng diện tích cũng như hướng dẫn người dân trong việc chăm sóc, sản xuất sản phẩm theo hướng sạch và an toàn; để thương hiệu HKH luôn được giữ vững trên thị trường.

Đồng chí Lê Thanh Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, khi người dân tự trao đổi mua bán HKH trên thị trường dẫn đến nhiều thương lái nhập HKH nơi khác về rồi gắn mác HKH Nghĩa Thuận, Quản Bạ để bán... Do đó, để giữ vững thương hiệu HKH của huyện nói chung và của xã Nghĩa Thuận nói riêng; ngay từ tháng 7, khi cây hồng cho quả và chờ cho thu hoạch; UBND xã đã chủ động ký hợp đồng với anh Vương Trung Hùng, Tổ trưởng tổ thu mua, tiêu thụ sản phẩm HKH xã Nghĩa Thuận bao tiêu toàn bộ đầu ra cho sản phẩm HKH của bà con và ổn định giá cả thị trường; cùng đó,  đóng gói bao bì, nhãn mác để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn giữa HKH Quản Bạ với các loại HKH của các địa phương khác. Anh Vương Trung Hùng cho biết: “Đến nay, chúng tôi đã đặt cọc một số tiền cho các hộ trồng HKH ở xã Nghĩa Thuận để đảm việc bảo bao tiêu sản phẩm; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Trưng bày, giới thiệu và bày bán sản phẩm OCOP của huyện hoàn thành khâu sản xuất tem, nhãn, mác, bao bì cho sản phẩm; dịp Tết Trung thu năm nay, sản phẩm HKH Quản Bạ đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Ngoài ra, HTX Hồng không hạt Quản Bạ cũng tổ chức thu mua, bao tiêu sản phẩm đối với các hộ dân nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý, nhằm góp phần ổn định được giá bán, tránh bị tư thương ép giá. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho người dân trong việc tuân thủ sản xuất an toàn theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm sạch cung cấp cho người tiêu dùng. “Ngoài sản phẩm hồng ngâm, để đa dạng hóa các sản phẩm HKH đáp ứng nhu cầu thị trường; huyện đã chỉ đạo các ban, ngành chuyên môn của huyện tổ chức hỗ trợ và tư vấn cho HTX Hồng không hạt Quản Bạ phát triển thêm sản phẩm hồng sấy và mứt…, đồng thời hỗ trợ hoàn thiện mẫu mã, bao bì, quảng bá, giới thiệu sản phẩm theo Chương trình OCOP; khảo sát, định hướng áp dụng trồng HKH theo hướng VietGAP cho một số diện tích; tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, nhân dân và chỉ đạo các ngành tổ chức quản lý có hiệu quả Chỉ dẫn địa lý sản phẩm HKH”… Đồng chí Hạng Dương Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết.

Có thể nói, Chỉ dẫn địa lý HKH Quản Bạ đã và đang tạo điều kiện cho các hộ trồng hồng có việc làm và nguồn thu nhập ổn định; đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về xu thế phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị sản phẩm. Là cơ sở để các doanh nghiệp, người dân nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng. Đó là hướng đi phù hợp với điều kiện sản xuất trong tái cơ cấu nông nghiệp của huyện Quản Bạ thời gian qua.

Bài, ảnh: Vương Mai


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Biến đất nghèo kiệt thành vùng nguyên liệu mía đường

BHG - Chỉ trong 10 ngày (từ 20.3 đến 30.3), 10 ha đất hoang hóa, nghèo kiệt chỉ mọc được cây sim, mua, lau lách tại thôn Minh Thành, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã được trồng giống mía QĐ93159; đây là giống mía nguyên liệu đường mới cho năng suất cao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau gần 7 tháng trồng, chăm sóc...

16/09/2019
Tín hiệu vui trong hoạt động xuất khẩu gỗ ván ép của Công ty Thái Hoàng

BHG - Công ty Cổ phần Xây dựng & Thương mại Tổng hợp Thái Hoàng (Công ty Thái Hoàng) đầu tư khoảng 40 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất gỗ ván ép cao cấp xuất khẩu tại Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang). Đến nay, Công ty Thái Hoàng đã hoàn thiện việc xây dựng nhà máy và tuyển dụng, đào tạo nghề cho 200 công nhân.

16/09/2019
Agribank Hà Giang tập huấn nghiệp vụ công tác tín dụng

BHG - Sáng 14.9, tại Hội trường Khách sạn Hà An, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tín dụng cho hơn 270 cán bộ, nhân viên trong toàn Chi nhánh và các văn phòng giao dịch trực thuộc.

15/09/2019
Kiểm tra, đánh giá việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Quản Bạ

BHG - Ngày 13.9, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) giai đoạn 2013 - 2019 trên địa huyện Quản Bạ. Việc kiểm tra thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2791/UBND-KTTH, ngày 5.9.2019.

14/09/2019