Hà Giang

"Chìa khóa" giảm nghèo ở Vị Xuyên

22:44, 06/09/2019

BHG - Cùng với các cơ chế, chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế; nhiều cách làm hay, hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động ở vị Xuyên đang trở thành “chìa khóa” giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Thanh niên Vị Xuyên tham gia lớp tập huấn khởi nghiệp.
Thanh niên Vị Xuyên tham gia lớp tập huấn khởi nghiệp.

Ngay từ đầu năm, UBND huyện Vị Xuyên đã ban hành các quyết định, kế hoạch triển khai công tác lao động, việc làm; giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng địa phương, hội, đoàn thể, phòng, ban chuyên môn; chỉ đạo các địa phương phải vào cuộc quyết liệt; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về vấn đề việc làm; tổ chức nhiều buổi hội chợ, tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm huyện và các xã, thị trấn thu hút đông đảo lao động tham gia; trực tiếp mời các công ty ngoài tỉnh về tư vấn và giới thiệu việc làm; đẩy mạnh diễn đàn khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho thanh niên, phụ nữ; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, công tác việc làm trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc: Trong 8 tháng đầu năm, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho 2.765 lao động, tăng 115,8% so với cùng kỳ 2018; đạt 139,29% kế hoạch tỉnh giao; đạt 138,25% kế hoạch của huyện. UBND huyện tiếp nhận và giải quyết 271 hồ sơ xin hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết số 47/2012/HĐND ngày 14.7.2012 của HĐND tỉnh về hỗ trợ lao động đi làm việc ngoài tỉnh; tổ chức thành công Hội chợ việc làm huyện Vị Xuyên năm 2019 với sự tham gia của 18 doanh nghiệp, 3 đơn vị ngân hàng. Kết thúc hội chợ, có 215 lao động được giải quyết việc làm ngay. UBND huyện mời Công ty SKT ViNa, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Batimex trực tiếp đến tư vấn, giới thiệu việc làm tại các xã: Trung Thành, Việt Lâm, Ngọc Linh, Đạo Đức, Phú Linh, thị trấn Việt Lâm; sau các buổi tư vấn có 5 lao động đăng ký đi xuất khẩu tại Nhật Bản, 25 lao động đi làm ngay. Ngành chức năng phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, các địa phương tổ chức tuyên truyền và định hướng giáo dục nghề nghiệp năm 2019 tại xã, thị trấn và trường THPT trên địa bàn huyện.

Nhiều lao động Vị Xuyên tham gia Hội chợ giới thiệu việc làm năm 2019.
Nhiều lao động Vị Xuyên tham gia Hội chợ giới thiệu việc làm năm 2019.

Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo nghề. Trong 8 tháng mở được 23 lớp cho 731 học viên; hoàn thành tập huấn kĩ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng cho 221 hộ/10 xã, thị trấn được thụ hưởng chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp theo Nghị quyết 29 của HĐND tỉnh; duy trì 3 lớp liên kết đào tạo theo Đề án 844 của UBND tỉnh gắn giáo dục với dạy nghề cho học viên tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Nông dân thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, chuyển giao KHKT, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn viên, hội viên tiếp cận KHKT, nguồn vốn chính sách ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động đã giúp các hộ dân trên địa bàn huyện nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 23,30%; dự kiến năm 2019, giảm 3,25%.

Theo lãnh đạo huyện Vị Xuyên, khó khăn hiện này trong công tác lao động, việc làm là việc kết nối cung - cầu trên thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là thị trường xuất khẩu lao động; thiếu hệ thống chính sách giải quyết việc làm hiệu quả cho các nhóm đối tượng đặc thù; chất lượng, hiệu quả đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; nhiều lao động là đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tâm lý ngại đi làm ăn xa. Trong giai đoạn tiếp theo, huyện tiếp tục phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền cho người lao động đăng ký đi làm việc ngoài tỉnh và nước ngoài; mở các lớp đào tạo dạy nghề, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm nghề: Trồng cây công nghiệp; chăn nuôi thú y; cây lương thực; cây thực phẩm; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề; chú trọng tuyên truyền trực tiếp tới người dân; chỉ đạo các xã, thị trấn quyết liệt vào cuộc, hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu giao.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Hoàng Su Phì được công nhận Cây Di sản Việt Nam

BHG - Ngày 30.8, tại thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và UBND huyện Hoàng Su Phì tổ chức Lễ Công nhận Cây Di sản Việt Nam cho "Quần thể chè Shan tuyết Hoàng Su Phì". Hiện nay, tổng diện tích chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì có 4.542 ha; Diện tích chè đang cho thu hoạch 3.252 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn với tổng giá trị thu nhập khoảng 115,92 tỷ đồng.

30/08/2019
Bắc Mê trồng rừng mới năm 2019 vượt kế hoạch

BHG - Theo kế hoạch năm 2019 của huyện Bắc Mê trồng mới 625 ha rừng, nhưng tính đến cuối tháng 8 toàn huyện đã trồng được 809,1 ha, đạt 129,5% kế hoạch năm. Trong tổng số 809,1 ha rừng trồng mới có 118 ha rừng trồng được nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để mua giống, phân bón theo Nghị quyết số 29, ngày 7.12.2018 của HĐND tỉnh; 691 ha do người dân tự trồng. Rừng trồng mới chủ yếu là cây keo Úc...

30/08/2019
Ngan ngát hương chè Cao Bành

BHG - Tổ Hợp tác (THT) chế biến chè thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) được thành lập với mong muốn nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và bước đầu hoạt động hiệu quả; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nằm trên sườn Đông rặng Tây Côn Lĩnh, thôn Cao Bành được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ rất thích hợp cho việc sinh trưởng...

06/09/2019
Thành phố Hà Giang sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới

BHG - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) tại các xã Phương Thiện, Phương Độ và Ngọc Đường của thành phố Hà Giang, với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng tình ủng hộ của người dân, đến nay nông thôn thành phố đã có sự đổi thay rõ rệt.

05/09/2019