Hoàng Su Phì thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng Nông thôn mới

08:02, 21/08/2019

BHG - Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị từ huyện đến xã, sự chung tay góp sức của người dân; đến nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM) của huyện Hoàng Su Phì đã, đang đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao…

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì kiểm tra hiện trạng các tuyến đường giao thông.
Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì kiểm tra hiện trạng các tuyến đường giao thông.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, toàn huyện đã huy động được gần 300 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách, vốn chương trình 30a, 135 Chính phủ…, đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, giao thông nông thôn. Đồng chí Thèn Ngọc Minh, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết: “Để từng bước giúp cho kinh tế của người dân tăng lên, huyện đã, đang tích cực thực hiện đề án, chương trình theo hướng phát huy lợi thế của từng địa phương, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, mang tính đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, như: Sản phẩm Thảo quả, chè tại xã Túng Sán; chè cao cấp xã Thông Nguyên; Mận máu xã Chiến Phố;

rượu thóc xã Nàng Đôn… Để từng bước vượt qua khó khăn, huyện xác định giao thông nông thôn là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM. Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước và nguồn lực trong nhân dân; huyện đã tập trung xây dựng đường giao thông nông thôn nhằm góp phần thay đổi căn bản giao thông nông thôn; tạo thuận lợi nhất cho người dân đẩy mạnh giao thương sản phẩm hàng hóa...”.

Theo đó, xác định phát triển hạ tầng giao thông phải đi trước một bước; để tạo tiền đề và là động lực cho phát triển KT - XH tại địa phương. Những năm qua, huyện đã vận dụng linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng giao thông liên xã, liên thôn; góp phần đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân, thúc đẩy thông thương mua, bán hàng hóa và giao lưu văn hóa giữa các vùng. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kết hợp huy động nội lực trong nhân dân theo phương châm “Dễ làm trước, khó làm sau, việc cần ít tiền làm trước, việc cần nhiều tiền làm sau”. Trong 10 năm thực hiện Chương trình NTM, huyện đã huy động được hơn 350.000 ngày công lao động; thực hiện nâng cấp và bê  tông hóa gần 500 km đường giao thông các loại; vận động nhân dân hiến đất gần 400.000 m2, quy giá trị thành tiền 125 tỷ đồng; hiện, 22/24 xã có đường nhựa hoặc bê tông đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 59% xuống còn 42% năm 2018 (theo chuẩn nghèo đa chiều mới); Mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn trong năm 2019 đạt hơn 22,5 triệu đồng/người, cao hơn 3 lần so với năm 2010. Hệ thống chính trị được đảm bảo, quốc phòng – an ninh được giữ vững. Đến nay, toàn huyện có 2/25 xã, thị trấn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM; các xã còn lại đều đạt từ 8 - 15 tiêu chí. Nhờ phát huy được nội lực trong nhân dân, kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đang dần được nâng lên một cách rõ rệt. Hệ thống giao thông nông thôn ngày càng được hoàn thiện, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại và phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành tiêu chí xây dựng NTM của địa phương…

Năm 2019, huyện Hoàng Su Phì chọn là năm đột phá trong xây dựng NTM, với chỉ tiêu phấn đấu mỗi xã ít nhất phải hoàn thành 2 tiêu chí. Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện đang triển khai nhiều giải pháp như: Ưu tiên bố trí các nguồn lực gắn với phát huy nội lực để thực hiện các tiêu chí,   tuyên truyền nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế bền vững; tập trung  phát huy các thế mạnh của địa phương để sản xuất nông nghiệp theo quy mô hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2020, huyện có thêm 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Xã Hồ Thầu và xã Nậm Dịch. Cùng với đó, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để hoàn thiện các công trình giao thông cũng như tăng cường công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường; rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch đường giao thông bảo đảm bền vững để tạo sự ổn định cho người dân giao thương, trao đổi hàng hóa; nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững…

 Bài, ảnh: Phi Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn tăng cường quản lý "hồ treo"

BHG - Đồng Văn được mệnh danh là "vùng đất khát" của tỉnh, hàng năm, từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời điểm thường xảy ra thiếu nước sinh hoạt; nhất là đối với các xã, thôn vùng cao núi đá. Để giải quyết vấn đề trên, Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng hệ thống các "hồ treo" để tích nước phục vụ nhu cầu dân sinh. Đến nay, trung bình mỗi xã của huyện Đồng Văn có từ 1 - 4 "hồ treo"; tuy nhiên vấn đề đặt ra là công tác quản lý, vận hành khai thác hệ thống "hồ treo" như thế nào để thực sự phát huy hiệu quả cao nhất.

 

21/08/2019
Hiệu quả từ trồng Thanh long ruột đỏ tại Vị Xuyên

BHG -  Nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích vườn tạp, kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao, huyện Vị Xuyên đã đưa cây Thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm tại 5 hộ dân tại xã Việt Lâm từ năm 2014, với 4000 cây giống. Đến nay, diện tích Thanh long ruột đỏ đã được người dân trên địa bàn huyện nhân rộng, đem lại nguồn thu nhập ổn định. 

20/08/2019
"Ngoại bất nhập" tại chốt kiểm dịch động vật xã Nàn Ma

BHG - Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, là địa phương chưa phát hiện ổ dịch; tuy nhiên, huyện Xín Mần vẫn tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán lợn và các sản phẩm từ lợn ở vùng có dịch vào địa bàn tiêu thụ.

 

16/08/2019
Trưởng thôn Suôi Thầu làm kinh tế giỏi

BHG - Được các đồng chí lãnh đạo UBND thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình anh Sùng Văn Sinh, Trưởng thôn Suôi Thầu; anh Sinh được mọi người biết đến là một đảng viên gương mẫu trong phát triển kinh tế với mô hình trồng gừng và cây ăn quả tại địa phương; hiện được nhân rộng lên 3 ha, với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khó khăn. Năm 2000, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự...

16/08/2019