Để nghị quyết HĐND tỉnh thực sự vào cuộc sống

10:05, 14/08/2019

BHG - Nhằm cụ thể hóa các khâu đột phá và chương trình trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020; từ đầu nhiệm kỳ đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, bám sát tình hình thực tế của địa phương và đã tác động trực tiếp đến đời sống người dân; góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển KT – XH của tỉnh.

Nhiều hộ dân làm du lịch homestay đã tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ từ Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh.  Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) chuẩn bị phòng đón khách tại homestay gia đình.

Nhiều hộ dân làm du lịch homestay đã tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ từ Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh.

Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) chuẩn bị phòng đón khách tại homestay gia đình.

Hàng năm, các nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển KT – XH, đảm bảo QP - AN đã đề ra; đồng thời xác định rõ các nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện. Nhờ bám sát tình hình thực tế trong giao chỉ tiêu, nên việc thực hiện phát triển KT - XH của UBND tỉnh cơ bản đạt và vượt kế hoạch của HĐND tỉnh giao. Đặc biệt, việc bám sát các khâu đột phá và chương trình trọng tâm của Đảng bộ tỉnh; HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết quan trọng về khuyến khích phát triển kinh tế, du lịch, biên mậu… Những nghị quyết này đã nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên, nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế bền vững.

Là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa với nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng, như: Cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà, trâu, bò… Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn, ngày 7.12.2018, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2018/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa. Đến nay, đã có 9 tổ chức, cá nhân được hỗ trợ chính sách với số tiền 1,7 tỷ đồng. Nghị quyết về khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa đã mở ra nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật và đầu tư phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa tập trung, nâng cao thu nhập; góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.

 Bên cạnh đó, để cụ thể hóa chương trình trọng tâm về phát triển du lịch gắn với phát triển bền vững; HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND ngày 21.7.2016 quy định một số chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 167 tổ chức, cá nhân được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ, ưu đãi với số tiền trên 10,2 tỷ đồng. Đối với Nghị quyết số 16/2018/NQ-HĐND ngày 10.07.2018 về việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tự nguyện thôi việc, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu: Trong quý I.2019, đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện thôi việc ngay, nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu cho 58 người; trong đó, 56 người thôi việc ngay và 2 người nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu; tổng số tiền hỗ trợ là 8,486 tỷ đồng.

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII (nhiệm kỳ 2016 – 2021) tiếp tục thông qua nhiều nghị quyết quan trọng liên quan đến phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh, như: Hỗ trợ kinh phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoàn tất thủ tục hưởng chế độ trợ giúp xã hội; chế độ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện; hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; giao chi tiết 10% nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và nguồn vốn nước ngoài thuộc kế hạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 2016 – 2020…

Có thể thấy, các nghị quyết của HĐND tỉnh bước đầu đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai một số nghị quyết ở cơ sở vẫn còn nhiều bất cập; chưa mang lại hiệu quả. Cụ thể: Đối với Nghị quyết số 120/2017/NQ-HĐND ngày 08.12.2017 về hỗ trợ phát triển kinh tế biên mậu trên địa bàn tỉnh; mặc dù UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành quy định chi tiết thực hiện nghị quyết; tổ chức tuyên truyền sâu rộng chính sách đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới; nhưng đến nay, chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ xin hỗ trợ theo nội dung nghị quyết.

Đối với Nghị quyết số 35 về phát triển du lịch, tiến độ giải ngân tương đối chậm; một số hộ dân làm du lịch có nhu cầu vay vốn ưu đãi nhưng chưa nắm rõ về các nội dung của nghị quyết. Chị Nguyễn Thị Ngân, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) cho biết: “Gia đình tôi làm du lịch theo mô hình homestay, được hỗ trợ 60 triệu đồng từ Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh. Hiện, tôi và nhiều hộ dân trong thôn rất muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển các dịch vụ du lịch, nhưng không biết Nghị quyết 35 có chính sách cho vay ưu đãi như thế nào và không biết tiếp cận chính sách từ đâu”. Ngoài ra, Nghị quyết số 85/2017/NQ-HĐND ngày 14.07.2017 về quy định một số chính sách hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và y tế trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017 – 2025, đến nay chỉ mới hỗ trợ cho 1 đơn vị là Bệnh viện Đức Minh với số tiền trên 1 tỷ đồng.

Từ thực tế trên cho thấy, nhiều nghị quyết chưa thực sự đi vào cuộc sống. Qua đây, HĐND tỉnh cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết ở cơ sở; có đánh giá cụ thể và kịp thời có những sửa đổi, bổ sung một số nội dung để phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; khuyến khích các tổ chức, cá nhân mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư, phát triển; góp phần củng cố niềm tin của người dân vào vào chủ trương, chính sách của tỉnh. UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai nghị quyết một cách thiết thực, hiệu quả, kịp thời để người dân hiểu và nắm rõ các cơ chế, chính sách khuyến khích của tỉnh và tích cực tham gia thực hiện.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Linh Tô Văn Trường luôn tận tâm với tín dụng chính sách

BHG - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22.11.2014 của Ban chấp hành T.Ư Đảng (Chỉ thị 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách (TDCS) xã hội; nguồn vốn TDCS đã thực sự giúp nhiều hộ dân xã Ngọc Linh (Vị Xuyên) vươn lên thoát nghèo, làm chủ cuộc sống; góp phần phát triển KT – XH ở địa phương. Thành quả ấy, luôn có dấu ấn của người đứng đầu cấp ủy xã; đó là đồng chí Tô Văn Trường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ngọc Linh.

 

13/08/2019
Du Tiến nhiều giải pháp giảm nghèo

BHG - Xã Du Tiến cách trung tâm huyện Yên Minh hơn 60 km, nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao sinh sống; trình độ dân trí còn thấp, KT – XH những năm trước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên những năm gần đây, xã Du Tiến ngày càng đổi mới, tình hình KT – XH có bước phát triển; diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Trong đó, công tác giảm nghèo tại địa phương đã, đang được cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai với nhiều giải pháp thiết thực; nhằm giúp người dân từng bước vươn lên trong cuộc sống.

 

 

12/08/2019
Đồng Văn đẩy mạnh cho vay vốn ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp

BHG - Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là mục tiêu được Đảng, Nhà nước, tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Để  giúp người dân, các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn vay; thời gian qua, huyện Đồng Văn đã tích cực phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan tới các tầng lớp nhân, qua đó từng bước hiện thực mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới.

 

 

12/08/2019
Quản Bạ nỗ lực trở thành xã điểm phát triển kinh tế

BHG - Cán đích Nông thôn mới (NTM) từ cuối năm 2018, sau gần 10 năm nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức; xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ) đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ: Thu nhập bình quân đầu người đạt 28,16 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 11,87%... Để tiếp tục thực hiện các tiêu chí NTM nâng cao, xã Quản Bạ đang nỗ lực phát triển toàn diện; nhằm nâng cao đời sống người dân.

 

 

12/08/2019