Vận hành an toàn hồ đập các công trình thủy điện

15:34, 11/07/2019

BHG - Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 32 hồ đập thủy điện đang vận hành tích nước phục vụ phát điện thương mại, với tổng công suất 634,8 MW. Các hồ đập được quản lý theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 04.09.2018 của Chính phủ về quản lý an toàn hồ đập. Trong năm 2018, các nhà máy phát điện đạt 2.489 triệu kWh; tổng doanh thu 2.785 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước gần 519 tỷ đồng; nộp phí dịch vụ môi tường rừng gần 80 tỷ đồng… hiệu quả kinh tế mà các nhà máy thủy điện (NMTĐ) mang lại rất lớn. Ngoài ra, các dự án này còn có chức năng điều tiết nước sinh hoạt, tưới tiêu cho cả vùng thượng lưu và hạ lưu. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý, vận hành hồ đập các thủy điện an toàn, để xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ là khôn lường.

Nhà máy Thủy điện Sông Lô 4 luôn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa.
Nhà máy Thủy điện Sông Lô 4 luôn thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa.

Đồng chí Nguyễn Khắc Quyền, Giám đốc Sở Công thương, cho biết: Trong tổng số 32 NMTĐ đang vận hành phát điện thương mại, có 19 hồ chứa thủy điện do Bộ Công thương phê duyệt; 10 hồ chứa thuộc thẩm quyền UBND tỉnh; 3 nhà máy không phải lập và phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước do dung tích quá nhỏ. Xét tính chất quan trọng trong quản lý, vận hành các hồ đập thủy điện, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư trong quá trình thi công công trình đặc biệt quan tâm đến chất lượng, thực hiện giám sát chặt chẽ, tuân thủ quy trình kỹ thuật; toàn bộ các hạng mục thi công đều có biên bản nghiệm thu xác nhận đủ các thành phần; bố trí các thiết bị quan trắc thích hợp, theo điều kiện địa chất của nền đập, kết cấu, vật liệu xây dựng nền đập; quy định chế độ quan trắc và thực hiện quan trắc để kiểm tra theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định của đập. Cũng vì tính chất quan trọng trong quản lý, vận hành các hồ đập thủy điện, trước mùa mưa bão năm nay, Sở Công thương đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của phát luật về quản lý an toàn đập, vận hành hồ chứa thủy điện đối với 15/16 nhà máy đang hoạt động. Qua kiểm tra, cơ bản các nhà máy chấp hành nghiêm các quy định về quản lý an toàn, vận hành hồ chức nước, chưa để xảy ra tình trạng mất an toàn khi vận hành; quy trình quản lý an toàn đập, vận hành hồ chứa thủy điện trong mùa mưa lũ là khá nghiêm nghặt.

Ông Trịnh Văn Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Miện 6, cho biết: Đối với Nhà máy Thủy điện Sông Miện 6, trước khi mở các cửa van đập tràn từ trạng thái đóng hoàn toàn phải thông báo trước 2 giờ với UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và UBND thành phố Hà Giang để chỉ đạo chống lũ cho hạ lưu; đồng thời, thông báo cho các chủ đập và nhân dân vùng hạ lưu chủ động phòng tránh. Trường hợp xảy ra những tình huống bất thường, hoặc sự cố phải triển khai ngay các biện pháp ứng phó kịp thời; đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Công thương, UBND thành phố Hà Giang và nhân dân để có ứng phó kịp thời. Có trách nhiệm cung cấp thông tin về quy trình vận hành công trình thủy điện đến các cơ quan thông tin của tỉnh, như: Báo Hà Giang, Đài PT-TH, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố để tuyên truyền, phổ biến về quy trình vận hành hồ chứa để nhân dân được biết…

Cùng với việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định về quản lý, vận hành an toàn hồ đập; các NMTĐ trên địa bàn còn làm tốt công tác chuẩn bị nhân lực và các phương tiện sẵn sàng ứng phó khi có sự cố. Ông Lê Xuân Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Lô 4, cho biết: Ngoài thực hiện nghiêm ngặt quy trình quản lý, vận hành an toàn hồ đập, Công ty còn thành lập Ban Phòng, chống tiên tai và Đội xung kích của nhà máy; đồng thời chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp nếu có. Công ty mong muốn các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để đơn vị cùng tham gia; từ đó, nâng cao hiệu quả trong việc ứng phó với những tình huống khẩn cấp.

Có thể thấy, hiệu quả mà các NMTĐ trên địa bàn tỉnh mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu không quản lý, vận hành hồ đập các thủy điện an toàn, để xảy ra sự cố thì hậu quả sẽ khôn lường. Việc các ngành chức năng, các nhà máy luôn coi trọng và thực hiện nghiêm ngặt các quy định về quản lý, vận hành an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ là thực sự cần thiết, đặc biệt là trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Duy trì và phát triển cam, chè VietGAP theo Phương án của tỉnh

BHG - Nói đến Hà Giang là nói về vùng cam, chè nổi tiếng của cả nước. Cam, chè là những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao đời sống của người dân. Để phát huy các sản phẩm chủ lực này, ngày 26.9.2019 UBND tỉnh ban hành Phương án 36/PA-UBND, về việc duy trì sản xuất cam VietGAP, chè GAP ở những vùng đã cấp chứng nhận gắn với phân giao vùng nguyên liệu cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 2020...

11/07/2019
Hoàng Su Phì diệt ốc Bươu vàng phá hoại lúa Mùa

BHG - Hiện nay, toàn huyện Hoàng Su Phì cơ bản đã gieo cấy xong toàn bộ diện tích hơn 3.500 ha lúa Mùa 2019. Tuy nhiên, ở các chân ruộng lúa vừa mới xuống giống tại 2 xã Pờ Ly Ngài và Ngàm Đăng Vài đã phải đối mặt với ốc Bươu vàng sinh sản nhanh và phá hoại trên diện rộng.

11/07/2019
Xín Mần phát triển mướp đắng rừng

BHG - Mướp đắng rừng là sản phẩm nằm trong chương trình phát triển dược liệu của huyện Xín Mần. Sau khi trồng thử nghiệm có hiệu quả tại một số địa phương, 2018 mướp đắng rừng được trồng tại 9 xã của huyện, gồm: Bản Ngò, Tả Nhìu, Nà Chì, Nàn Ma, Chế Là, Ngán Chiên, Trung Thịnh, Bản Díu, Thu Tà, với diện tích hơn 10 ha và cho kết quả tích cực. Năm 2019, các địa phương đã tăng diện tích gieo trồng mướp đắng lên được 27,93 ha...

11/07/2019
Ban Quản lý rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh chi trả tiền khoán bảo vệ rừng

BHG - Nhằm đảm bảo chi trả kinh phí trong công tác bảo vệ rừng thuộc khu vực rừng đặc dụng một cách minh bạch, chính xác; đảm bảo lợi ích cho các hộ, tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng, những năm qua, Ban Quản lý (BQL) rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh có nhiều biện pháp quản lý, sử dụng nguồn kinh phí để chi trả hợp lý, không gây thất thoát. Kinh phí được chi trả đến tận tay người nhận khoán, được nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia tuần rừng, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

11/07/2019