4 địa phương đã qua 30 ngày không phát sinh dịch tả lợn châu Phi

14:56, 26/06/2019

BHG - Từ khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại xã Tân Trịnh (Quang Bình) vào ngày 20.5, đến nay, dịch đã lây lan ra 44 xã/8 huyện với tổng số lợn chết buộc phải tiêu hủy trên 1.750 con; trọng lượng trên 89,3 tấn. Một số huyện có nhiều xã, thị trấn xuất hiện dịch như: Bắc Quang 8 xã, thị trấn với số lợn tiêu hủy 636 con; trọng lượng gần 40 tấn; Vị Xuyên 13 xã, thị trấn với số lợn tiêu hủy 392 con, trọng lượng trên 13,7 tấn; Đồng Văn 3 xã, thị trấn, số lợn tiêu hủy 222 con, trọng lượng trên 14,1 tấn.

Các phương tiện giao thông vào thành phố Hà Giang đều được phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi lây lan.
Các phương tiện giao thông vào thành phố Hà Giang đều được phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi lây lan.

Ngay khi phát hiện dịch tả lợn châu Phi, các địa phương đã tích cực triển  khai các biện pháp khoanh vùng, dập dịch, khống chế dịch bệnh lây lan; lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời; siết chặt quản lý giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn, xử lý nghiêm nhiều trường hợp vi phạm; cấp hóa chất và vôi bột phun tiêu độc khử trùng. Nhờ vậy, mộ số địa phương đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi.

Đến nay, toàn tỉnh có 4 xã, phường, thị trấn gồm: Tân Trịnh (Quang Bình); thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn); xã Ngọc Đường, phường Minh Khai (thành phố Hà Giang) đã qua 30 ngày không có ca mắc bệnh trở lại kể từ khi có ca tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi cuối cùng. Sở NN&PTNT đang hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện rà soát, đánh giá lại công tác phòng, chống dịch; chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức phun tiêu độc khử trùng trên toàn địa bàn và  làm thủ tục công bố hết dịch tả lợn châu Phi theo quy định của Luật Thú y.

Tin, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị "Thúc đẩy giải ngân vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019"

BHG - Sáng 26.6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến "Thúc đẩy giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài năm 2019" với các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; lãnh đạo các bộ, ngành, các ban quản lý dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của T.Ư; 6 nhà tài trợ nước ngoài. Tại điểm cầu tỉnh Hà Giang, có đại diện các sở, ngành, đơn vị liên quan.

 

26/06/2019
Phục hồi loài cá Mỵ đặc sản của Công viên đá

BHG - Nhiều năm trước, chúng tôi từng được người dân sống hai bên hẻm vực Tu Sản (Mèo Vạc) kể chuyện về loài cá có cái tên rất đẹp là Mỵ sống ở dòng Nho Quế vắt vẻo, trong xanh. Người dân các xã ở Mèo Vạc bám bên 2 bờ Nho Quế trước đây cũng thường bắt được những chú cá Mỵ đặc sản về thưởng thức. Cá Mỵ trước có rất nhiều ở sông Nho Quế, thường có trọng lượng từ 1 đến vài kg, cá biệt có con nặng đến 6 - 7kg. Vào những ngày thời tiết đẹp, nước trong và chảy chậm, người dân có thể bắt gặp những đàn cá Mỵ hàng chục con lượn lờ giữa làn nước.

26/06/2019
Làm giàu từ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện sông Chừng

BHG - Đó là mô hình của anh Hoàng Văn Hưng (sinh 1988), thôn Tân Bình, thị trấn Yên Bình (Quang Bình) một điển hình trong phong trào khởi nghiệp của đoàn viên, thanh niên Quang Bình. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quang Bình, sau khi tốt nghiệp THPT năm 2010, Hoàng Văn Hưng xin đi nghĩa vụ quân sự. Năm 2013 anh Hưng xuất ngũ và quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. 

26/06/2019
Xã Nấm Dẩn tập trung gieo cấy vụ Mùa

BHG - Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nhân dân xã Nấm Dẩn (Xín Mần) đang tập trung xuống đồng gieo cấy lúa vụ Mùa năm 2019. Kế hoạch năm nay, xã Nấm Dẩn gieo cấy 176,8 ha, bà con nông dân tập trung gieo cấy các giống lúa như: Lúa Lai (Việt Lai 20, Nhị ưu 838), lúa thuần (Thuần VN10, Khang Dân và TH1) và lúa giống lúa nếp địa phương. Đây là những giống lúa có ưu điểm phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương cũng như cho năng suất và chất lượng tốt...

25/06/2019