Hà Giang

Vĩnh Hảo sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững

09:39, 22/03/2019

BHG - Hiện tại, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang) có 782 ha cam đang cho thu hoạch, sản lượng trên 10.166 tấn; có 857 ha chè kinh doanh, sản lượng gần 3.000 tấn chè búp tươi/năm; đàn gia súc gần 4.000 con, gia cầm trên 12.000 con, cùng với thuỷ sản và các sản phẩm từ rừng kinh tế... Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm và đi sâu vào liên kết, chế biến là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Vĩnh Hảo hiện nay.

Cơ sở chế biến gỗ của xã Vĩnh Hảo góp phần tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân trong vùng.
Cơ sở chế biến gỗ của xã Vĩnh Hảo góp phần tiêu thụ nguyên liệu cho nhân dân trong vùng.

Sản xuất nông nghiệp sạch

Sản xuất nông nghiệp sạch hay còn gọi sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP được quan tâm, coi như “sự sống còn” của nền kinh tế. Mệnh lệnh đó được Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Hảo quán triệt, chỉ đạo đến từng thôn, bản, hộ. Sản xuất theo lối truyền thống và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng thuốc, các sản phẩm phân bón, hoá chất trong danh mục cấm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường. Từng bước phối kết hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đánh giá và cấp Chứng chỉ VietGAP cho sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn đến từng hộ, tập thể. Sau nhiều năm kiên trì vận động, thuyết phục và hướng dẫn cách làm; nông dân xã Vĩnh Hảo đã mang đến cho người tiêu dùng những nông sản chất lượng cao. Tính đến hết năm 2018, Vĩnh Hảo có gần 400/783 ha cam đạt chất lượng VietGAP, chiếm khoảng 51% diện tích cho thu hoạch, tương đương 5.500 tấn sản phẩm an toàn; có gần 253/857 ha chè, chiếm khoảng 35% diện tích và 268 hộ trồng chè đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Vĩnh Hảo có 41 ha bưởi, 20 ha nhãn, vải, xoài đặc sản. Hết năm nay, Vĩnh Hảo phấn đấu công nhận trên 75% diện tích các loại cây trồng hàng hoá đạt tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương.

Bà con xã Vĩnh Hảo thu hái chè Xuân.
Bà con xã Vĩnh Hảo thu hái chè Xuân.

Trong chăn nuôi, khâu chọn giống, cách chăm sóc đàn gia súc, gia cầm được quan tâm đặc biệt. Cán bộ thú y hướng dẫn, kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh cho từng gia đình. Khuyến nông viên thôn, bản chịu trách nhiệm trước UBND xã về chuyển giao phương thức phối trộn rau, cám, chất vi lượng, phương pháp ủ chua thức ăn cho đàn vật nuôi. Đẩy mạnh trồng cỏ làm thức ăn cho đàn trâu, bò gần 500 con, tận dụng nương, đồi các hộ nuôi dê, trồng rừng; xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín để phát triển đàn lợn, đắp đập làm ao thả cá... Người nông dân Vĩnh Hảo đã làm giàu trên mảnh đất của mình bằng chính nông sản hàng hoá có chất lượng tốt. Được biết, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 toàn xã đạt trên 36 triệu đồng/năm; đứng nhất, nhì trong 23 xã, thị trấn của huyện Bắc Quang. Các chuyên gia thực phẩm khẳng định, nông sản tại Vĩnh Hảo rất ngon, bổ dưỡng và hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đây là chuyển biến rất tích cực trong tư duy của người sản xuất.

Sơ chế tại chỗ

Theo lãnh đạo xã Vĩnh Hảo: Thiệt thòi lớn nhất của nông dân Vĩnh Hảo là chưa có cách để bảo quản, chế biến tại chỗ được quả cam, nước cam vì đòi hỏi công nghệ và tiền vốn đầu tư quá lớn. Còn lại, gần như toàn bộ sản phẩm làm ra từ đồng ruộng, nương đồi là chè, gỗ rừng trồng đều được liên kết thu mua, sơ chế tại chỗ. Vĩnh Hảo hiện có 3 cơ sở thu mua, chế biến gỗ. Sản lượng gỗ sơ chế hàng năm trên 3.000m3. 13 cơ sở thu mua, chế biến chè búp tươi. Hiện có 40 hộ liên kết với Công ty Trà Hoàng Long sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tính sơ bộ, cứ 5 kg chè búp tươi có giá bán bình quân 3,5 – 4.000 đồng/kg làm ra 1 kg chè xanh thành phẩm có giá bán gần trăm ngàn đồng, người làm chè có lãi ít nhất 50% so với giá bán nguyên liệu chưa qua chế biến. Từ so sánh giữa bán nguyên liệu và bán thành phẩm đã thay đổi tư duy người nông dân, chuyển cách làm để có giá trị gia tăng trong sản xuất. Bài toán sơ chế tại chỗ các sản phẩm được Đảng ủy, chính quyền khuyến khích, tạo mọi cơ chế, điều kiện tốt nhất để người dân trong xã liên kết, hỗ trợ nhau làm ra những sản phẩm có lợi nhuận cao nhất.

Song song công tác thu mua, sơ chế hàng nông, lâm sản, Vĩnh Hảo còn duy trì tốt hoạt động của chợ trung tâm xã để mở rộng giao thương. Sản xuất, chế biến và trao đổi hàng hoá diễn ra thường xuyên ngay trên địa bàn, nơi tập trung đông dân cư. Năm ngoái, Vĩnh Hảo đã hoàn thành xây dựng Nông thôn mới với hệ thống đường giao thông mở rộng, nâng cấp đến từng thôn, bản.

Bài toán sản xuất, lưu thông nông sản đến nay cơ bản thông suốt. Các thể chế, chính sách các ưu đãi liên doanh, liên kết cùng sản xuất, cùng chế biến, cùng giao thương đã hoàn tất. Điều kiện, thời cơ để nông dân Vĩnh Hảo vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương đang trong tầm tay.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kiểm soát chặt chẽ dịch tả lợn châu Phi nơi "cửa ngõ" phía Nam huyện Xín Mần

BHG - Mặc dù dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện trên địa bàn huyện Xín Mần, tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp; xã Khuôn Lùng đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn. Là xã "cửa ngõ" phía Nam của huyện Xín Mần, nằm trên tuyến Tỉnh lộ 178 nối với Quốc lộ 279 và tiếp giáp với huyện Quang Bình là địa phương có nhiều phương tiện lưu thông cũng như hoạt động giao lưu buôn bán. Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch...

22/03/2019
Xây dựng các sản phẩm đặc trưng ở Pải Lủng

BHG - Ngoài việc xác định rõ cây, con chủ lực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, chính quyền xã Pải Lủng (Mèo Vạc) đang nỗ lực xây dựng sản phẩm Đậu răng ngựa và tinh bột nghệ theo Chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm. Trước khó khăn về thời tiết, khí hậu, ngoài diện tích trồng ngô, lúa, xã Pải Lủng tập trung chăn nuôi bò gắn với trồng cỏ...

22/03/2019
Hội doanh nhân trẻ tổng kết hoạt động năm 2018

BHG - Chiều 21.3, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2018, phương hướng hoạt động và Tọa đàm thanh niên Hà Giang khởi nghiệp năm 2019. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh; Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Hội doanh nhân trẻ Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và các huyện, thành phố; đại diện Hội doanh nhân trẻ tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và các đoàn viên, thanh niên…

 

22/03/2019
Thành phố Hà Giang đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách

BHG - Năm 2018, thành phố Hà Giang được tỉnh giao kế hoạch thu ngân sách nhà nước (NSNN) gần 299 tỷ đồng; tuy nhiên, số thu thực tế chỉ được trên 225 tỷ đồng. Năm 2019, tỉnh giao thu ngân sách gần 278 tỷ đồng, đây là nhiệm vụ khá khó khăn đối với thành phố. Xác định năm 2019, công tác quản lý và thu ngân sách trên địa bàn sẽ gặp nhiều khó khăn; ngay từ đầu năm, UBND thành phố đã đề ra nhiều giải pháp, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách địa phương, nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH. 

22/03/2019