Hà Giang

Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc cơ hội liên kết các vùng kinh tế

10:44, 21/03/2019

BHG - Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc từ nguồn vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong đó có Hà Giang. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho sự liên kết phát triển của nhiều địa phương.

Hệ thống giao thông chạy qua địa bàn xã Mậu Duệ (Yên Minh) sẽ được nâng cấp khi triển khai dự án.
Hệ thống giao thông chạy qua địa bàn xã Mậu Duệ (Yên Minh) sẽ được nâng cấp khi triển khai dự án.

Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 190,34 triệu USD, trong đó: Vốn vay ưu đãi của ADB 150 triệu USD, vốn đối ứng 40,34 triệu USD. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển KT – XH, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc.

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) Phạm Thanh Hòa cho biết: Dự án này được tỉnh rất quan tâm, nỗ lực xúc tiến nhiều năm qua. Bởi lẽ, kết cấu hạ tầng của tỉnh chưa đồng bộ; chất lượng dịch vụ, cuộc sống của nhân dân chưa cao, đời sống nhiều hộ dân ở các huyện vùng cao còn khó khăn; giao thông đi lại không thuận tiện, thiếu nguồn nước sạch sinh hoạt, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, vệ sinh môi trường. Cơ sở hạ tầng không đồng bộ và yếu kém là một trong những nguyên nhân tạo sự cách biệt về mức sống và cơ hội phát triển giữa các vùng, cũng là trở ngại lớn nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển của các cộng đồng dân cư. Vì vậy, những hạng mục đầu tư của dự án được xem như giải pháp cho phát triển bền vững, cải thiện khả năng liên kết giữa các vùng kém phát triển với các khu vực phát triển hơn, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, cải thiện các điều kiện sống và kinh tế trong khu vực, cũng như dân cư địa phương…

Dự án triển khai trên địa bàn tỉnh ta với 3 hợp phần, gồm: Hệ thống đường giao thông liên kết vùng với mục đích xây dựng mạng lưới giao thông gắn kết giữa các khu vực; qua đó, xóa bỏ tình trạng chia cắt như hiện nay, nâng cao năng lực kết nối, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt, đảm bảo cấp nước sạch cho các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nâng cao năng lực quản lý tài sản công, giúp đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, nghiệp vụ bài bản để quản lý và vận hành dự án nói riêng và các dự án sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh. Tháng 4.2018, dự án đã được hoàn tất ký kết Hiệp định vay vốn với ADB. Hiện nay, dự án đang tiếp tục hoàn tất công tác tư vấn, dự kiến đến cuối năm 2019 các hợp phần sẽ bắt đầu triển khai đầu tư.

Được biết, đối với hợp phần giao thông, sẽ có trên 68 km đường gồm các tuyến: Đồng Tâm (Bắc Quang) – Ngọc Linh (Vị Xuyên); Khu Công nghiệp Bình Vàng – thành phố Hà Giang; Yên Minh – Mậu Duệ - Mèo Vạc được nâng cấp, cải tạo theo quy mô cấp IV, V miền núi. Hợp phần xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, có 2 công trình được đầu tư tại huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần với tổng công suất dự kiến gần 5 nghìn m3 nước/ngày đêm, đảm bảo cung cấp nước cho khoảng 10 nghìn người. Tổng mức đầu tư trên 962 tỷ đồng.

Lãnh đạo các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Mèo Vạc và thành phố Hà Giang đều cho rằng: Những công trình đầu tư từ Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc sẽ giúp các xã, thị trấn nằm trong vùng dự án có sự bứt phá trong thời gian tới. Đời sống người dân được nâng lên, đặc biệt là được sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh và có điều kiện giao thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi.

Bài, ảnh: LƯƠNG HÀ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại Mèo Vạc

BHG - Nhằm ngăn ngừa dịch tả lợn châu Phi xâm nhập, các cơ quan chức năng và người dân huyện Mèo Vạc đang tích cực triển khai nhiều biện pháp. Huyện Mèo Vạc hiện có hàng nghìn hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn trên 33.000 con. Do địa hình hiểm trở, đường biên giới kéo dài, nhiều đường tiểu ngạch nên kiểm soát vận chuyển, tiêu thu lợn gặp nhiều khó khăn, nhất là khu vực 3 xã biên giới Sơn Vĩ, Xín Cái, Thượng Phùng. Xác định dịch tả lợn châu Phi có khả năng lây lan nhanh...

21/03/2019
Giá điện tăng hơn 8% từ ngày 20/3

Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về việc tăng thêm 8,36% từ ngày 20/3. Cụ thể, giá bán điện bình quân sẽ tăng từ 1.720,65 đồng lên hơn 1.864 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).

20/03/2019
Tân Bắc dồn sức về đích Nông thôn mới

BHG - Với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung tay, góp sức của nhân dân; xã Tân Bắc (Quang Bình) đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để sớm hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu về đích chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) trong năm 2019. Là xã vùng III của huyện Quang Bình, Tân Bắc có 1.004 hộ, 4.850 khẩu, với 10 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, người Pà Thẻn chiếm 48%. Năm 2014, xã bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. 

20/03/2019
Hoàng Su Phì chú trọng những cây trồng chủ lực

BHG - Nhằm triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Hoàng Su Phì đã, đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương, nhất là các sản phẩm chủ lực, cây trồng thế mạnh, như: Chè, thảo quả và một số loại cây ăn quả khác. Qua đó, từng bước góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiện tại huyện Hoàng Su Phì đã có 3 loại cây trồng được coi là thế mạnh, gồm cây Chè, Thảo quả và Mận máu

20/03/2019