Hà Giang

Mèo Vạc rộn ràng mùa mật ong Bạc hà

09:33, 11/01/2019

BHG - Đến Mèo Vạc những ngày này, không chỉ thấy màu xanh mát mắt của những vạt cỏ phục vụ chăn nuôi đại gia súc; trên các triền núi, hoa Bạc hà nở rộ màu tím biếc trong tiết trời lành lạnh, đây cũng là lúc vào mùa mật ong Bạc hà.

Anh Sùng Mí Chả, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) kiểm tra đàn ong của gia đình.
Anh Sùng Mí Chả, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) kiểm tra đàn ong của gia đình.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Bạc hà, vì thế nuôi ong lấy mật hoa Bạc hà là một nghề có từ lâu đời ở Mèo Vạc. Năm 2018, toàn huyện Mèo Vạc có 14.600 đàn ong, tăng trên 2.000 đàn so với niên vụ 2017; sản lượng mật thu hoạch ước đạt 58.400 lít, với giá bán dao động từ 400 – 500 ngàn đồng/lít, giá trị sản lượng mật ong Bạc hà ước đạt 26 tỷ đồng. Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền cho người dân về Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh. Qua đó một số gia đình mạnh dạn vay vốn mở rộng quy mô nuôi ong. Đặc biệt, việc áp dụng quản lý phát triển đàn ong của địa phương thông qua chứng nhận chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà Mèo Vạc đã tạo động lực khuyến khích phát triển nghề nuôi ong trên địa bàn”.

Từ hình thức nuôi quảng canh, đến nay người dân đã có ý thức nuôi ong để phát triển kinh tế gia đình, nhiều hộ có từ 20 - 30 đàn ong trở lên. Gia đình anh Sùng Mí Chả, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, có tổng đàn ong nhiều nhất thôn. Anh Chả cho biết: “Gia đình bắt đầu nuôi ong được 5 năm trên nương rẫy, năm đầu vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên chỉ nuôi 20 đàn, sau khi nhận thấy lợi nhuận từ nghề nuôi ong mang lại, gia đình tôi đã đầu tư tăng lên 50 đàn ong. Từ khi tăng đàn ong, mỗi vụ gia đình thu từ 40 - 50 triệu đồng”.

Hợp tác xã Tuấn Dũng là cơ sở chính nuôi, thu mua mật ong Bạc hà của huyện. Nhằm nâng cao thương hiệu và giữ vững chất lượng, HTX đã mở rộng số lượng và quy mô nuôi ong trên địa bàn các xã có nhiều hoa Bạc hà như: Sủng Trà, Sủng Máng, Tả Lủng, Lũng Pù…; cử người xuống hướng dẫn các hộ gia đình kỹ thuật nuôi, lấy mật bằng cách quay cầu và thu mua mật ong thành phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các hộ nuôi ong. Hiện HTX có trên 2.000 đàn ong, cùng với thu mua lượng mật ong thành phẩm, mỗi vụ HTX sản xuất và tiêu thụ từ 12 đến 15 nghìn lít mật ong, với giá bán từ 500 ngìn đồng/lít, doanh thu đạt khoảng 9 tỷ đồng.

Ngoài việc khuyến khích tăng đàn, huyện còn tổ chức cho cán bộ khuyến nông tập huấn, phổ biến kỹ thuật nuôi ong cho người dân, giúp họ có thêm kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi ong hiệu quả. Thấy được lợi ích từ việc nuôi ong, người dân trong huyện rất đồng tình hưởng ứng, đàn ong mật của huyện tăng nhanh về số lượng và chất lượng; cùng với đó huyện cũng có những cơ chế khuyến khích phát triển đàn ong địa phương, nghiêm cấm đưa các loại ong ngoại vào nuôi để đảm bảo nguyên chất sản lượng mật ong địa phương. Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm.

Mùa mật ong Bạc hà đã rộn ràng trên vùng Cao nguyên đá; nghề nuôi ong lấy mật không chỉ tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng thu nhập, mà còn phát triển bền vững; tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội ở huyện vùng cao núi đá của Hà Giang.

Bài, ảnh:  MINH CHUYÊN - HÀ LINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang triển khai nhiệm vụ năm 2019

BHG - Ngày 10.1, Công ty Điện lực Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Đồng chí Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị; dự hội nghị có đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và Điện lực 11 huyện, thành phố.

11/01/2019
Công ty CP Thủy điện Sông Lô 4 nộp ngân sách Nhà nước gần 19 tỷ đồng

BHG - Nhà máy thuỷ điện Sông Lô 4, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang do Công ty CP thuỷ điện Sông Lô 4 làm chủ đầu tư. Nhà máy được khởi công xây dựng năm 2015, khánh thành và đưa vào phát điện cuối năm 2017. Nhà máy có công suất thiết kế 24 MW, có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng. Trong năm 2018, Công ty CP thuỷ điện Sông Lô 4, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang đã đóng góp vào lưới điện Quốc gia 78.381.618 kwh, đạt doanh thu trên 80 tỷ 481 triệu đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 18 tỷ 571 triệu đồng, tạo công ăn, việc làm...

10/01/2019
Bước tiến vượt bậc ở Agribank Bắc Quang

BHG - Lấy khách hàng làm trung tâm để thực hiện mục tiêu chiến lược: Mang phồn thịnh đến khách hàng, Agribank Bắc Quang đã có bước tiến vượt bậc trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế vững mạnh tại vùng "cửa ngõ" phía Nam của tỉnh. Từng là ngân hàng có nợ xấu cao nhất trong hệ thống Agribank trên địa bàn tỉnh, nhưng đến nay, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Agribank Bắc Quang chỉ còn 1%. Đặc biệt, nhiều năm trở lại đây, Agribank Bắc Quang đều có tốc độ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng nguồn vốn cao, lên đến 20%/năm. 

10/01/2019
Thi đua sản xuất giỏi nơi "cửa ngõ" phía Nam

BHG - 186 tập thể, 2.677 cá nhân được UBND huyện Bắc Quang khen thưởng về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua năm 2018; đây là những tập thể, cá nhân điển hình, có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của mảnh đất vùng "cửa ngõ" phía Nam của tỉnh. Trước hết, đó là phong trào thi đua lao động sản xuất, làm giàu cho mình và xã hội được trải rộng từ bờ Đông sông Lô sang bờ Tây sông Chảy. Bí thư Đảng ủy xã Kim Ngọc, Ma Trọng Luận cho biết: Kim Ngọc hiện có hàng chục điển hình về phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại... 

09/01/2019