Sau 5 năm triển khai xây dựng làng văn hóa tiêu biểu gắn xây dựng Nông thôn mới

08:02, 07/09/2018

BHG - Đầu năm 2012, tại Khu du lịch sinh thái Panhou (Thông Nguyên -  Hoàng Su Phì), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng Nông thôn mới (NTM). Tại đây, có 10 tiêu chí (Tuyên bố Panhou) được đưa ra làm cơ sở để các huyện, thành phố lựa chọn đầu tư, xây dựng thành làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, huyện, thành phố triển khai cụ thể các bước xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM; xây dựng kế hoạch, kiểm tra, khảo sát thực tế làng văn hóa du lịch trên địa bàn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, xây dựng các chương trình xúc tiến quảng bá hình ảnh các làng trên phương tiện truyền thông. Theo đó, 100% các huyện, thành phố đã xây dựng đề án, ban hành nghị quyết chuyên đề, thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, xây dựng Bộ tiêu chí công việc của gia đình, thôn, xã trong xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTN; chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn trực tiếp hướng dẫn thực hiện xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu…

Tính đến hết năm 2017, toàn tỉnh ra mắt được 36 làng văn hóa du lịch cộng đồng; trong đó, có 16 làng đăng ký thực hiện theo Tuyên bố Panhou; 16/16 làng thành lập Ban Quản lý hoạt động du lịch và xây dựng quy chế hoạt động của Ban Quản lý thôn cũng như Tổ tự quản, thành lập Đội văn nghệ dân gian... Một số làng đón được lượng khách cao như huyện Quản Bạ, từ năm 2012 đến nay đã đón tiếp trên 10 nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ; thôn Chì, xã Xuân Giang (Quang Bình) lượng khách lưu trú đạt từ 380 - 621 lượt/tháng; thôn Hạ Thành, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) trung bình lượng khách tới tham quan, lưu trú ước đạt từ 800 - 1.200 lượt/tháng...

Thông qua khai thác các sản phẩm du lịch, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, từ đó hình thành ý thức giữ gìn các giá trị văn hoá, tài nguyên du lịch, cảnh quan môi trường, an ninh trật tự. Đặc biệt, năm 2017, Homestay Dao thôn Nặm Đăm vinh dự được Tổng Thư ký Asean và Bộ trưởng Du lịch các quốc gia thành viên chứng nhận danh hiệu nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê Asean. Đây là một dấu ấn về chất lượng, tạo đà phát triển và tạo thương hiệu cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam nói riêng khu vực ASEAN nói chung.

Hiện tại, có 8 làng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM/7 huyện, thành phố đạt tiêu chí được UBND tỉnh công nhận, bao gồm: Thanh Sơn (Vị Xuyên), Nặm Đăm (Quản Bạ), Nà Ràng (Xín Mần), thôn Chì (Quang Bình), Lũng Cẩm Trên (Đồng Văn), thôn Hạ Thành và thôn Lâm Đồng (thành phố Hà Giang), thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà (Mèo Vạc). Một số làng chưa được công nhận đạt chuẩn, trong đó có 6 thôn đăng ký chính thức từ năm 2012 gồm: Sảng Pả A (Mèo Vạc), thôn Bục Bản (Yên Minh), thôn Khiềm (Bắc Quang), Bản Lạn (Bắc Mê), thôn Phìn Hồ và thôn Nậm Hồng (Hoàng Su Phì) và 2 thôn đăng ký bổ sung là My Bắc (Quang Bình), thôn Quảng Hạ (Xín Mần). Riêng huyện Hoàng Su Phì đã thẩm định thôn Nậm Hồng, hiện đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt tiêu chí; huyện Bắc Quang cũng có văn bản đề nghị thẩm định thôn Khiềm, xã Quang Minh, dự kiến hoàn thành tiêu chí và được công nhận trong năm 2018. Thành phố Hà Giang đang đề nghị thẩm định thêm 2 thôn là Bản Tùy (xã Ngọc Đường) và thôn Tha (xã Phương Độ) để được công nhận trong năm nay…

5 năm triển khai xây dựng làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn xây dựng NTM đã đem lại diện mạo mới, làm thay đổi bộ mặt nông thôn một cách rõ rệt. Một bộ phận lớn cộng đồng dân cư nông thôn đã thấy được vai trò của du lịch đối với đời sống và tích cực hưởng ứng chủ trương phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh.

P.V


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc: Gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn

BHG - Ngày 30.8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc hiện có 51 hội viên, trong đó có 21 Công ty TNHH 1 thành viên và 30 HTX. Trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 92,2 tỷ đồng, trong đó có trên 90 tỷ từ thủy điện. 

31/08/2018
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030

BHG - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 2.8.2018 về Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030. Theo Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phù hợp với Chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; củng cố công tác QP-AN; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng có dự án. 

31/08/2018
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 7 năm làm Trưởng thôn Xuân Phú, xã Yên Hà (Quang Bình), ông Hoàng Văn Nguyên luôn được bà con trong thôn và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến ông không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

 

31/08/2018
Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

 

31/08/2018