Làng quê Quang Bình "thay da, đổi thịt" từng ngày

09:25, 01/09/2018

BHG - Qua gần 8 năm thực hiện xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện Quang Bình đã đạt những kết quả rất khích lệ, toàn diện trên các lĩnh vực, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân cải thiện đáng kể. Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích của xây dựng NTM, cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đồng lòng vượt qua khó khăn, tham gia đóng góp sức công, sức của, hiến đất làm đường giao thông, làm công trình phúc lợi…

Con đường bê - tông vào xóm 1, thôn thượng, xã Bằng Lang được hình thành trên phần đất gia đình ông Hoàng Nguyên Đán (ngoài cùng bên phải) tự nguyện hiến.
Con đường bê - tông vào xóm 1, thôn thượng, xã Bằng Lang được hình thành trên phần đất gia đình ông Hoàng Nguyên Đán (ngoài cùng bên phải) tự nguyện hiến.

Từ khởi điểm ban đầu, xã cao nhất chỉ đạt 5 tiêu chí xây dựng NTM (năm 2011), đến nay, trên địa bàn huyện có 5 xã “cán đích” NTM; các xã còn lại hoàn thành từ 5 - 12 tiêu chí; xã Tân Trịnh phấn đấu về đích trong năm nay. Thành công đó xuất phát từ việc địa phương thực hiện tốt phương châm lãnh đạo “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”. Hàng năm, các cấp tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng NTM, ngày thứ 7 hướng về thôn bản, tổ chức các đợt ra quân sửa chữa, mở mới đường giao thông nông thôn (GTNT). Nhân dân đồng lòng với chủ trương lớn, đã tự nguyện đóng góp trên 974.500 ngày công, hiến trên 249 nghìn m2 đất, ủng hộ hơn 5 tỷ đồng để mở mới 298 km đường GTNT, sữa chữa, nâng cấp 600 km đường liên thôn, xóm.

Công cuộc xây dựng NTM đang làm cho quê hương Quang Bình “thay da, đổi thịt” từng ngày. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, huyện tiết kiệm 20% nguồn vốn từ các chương trình, dự án và tiết kiệm 5% nguồn chi thường xuyên hỗ trợ xây dựng NTM. Song hành với đó, các xã tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, động viên các hộ dân tham gia những phần việc tại cơ sở. Từ chủ trương đúng, thiết thực, phù hợp với nguyện vọng chính đáng nên đông đảo người dân hưởng ứng, sẵn sàng hiến những thước đất quý giá để làm đường GNTN, mang đến thuận lợi cho hoạt động giao thương, phát triển kinh tế.

Được sự giới thiệu của cấp ủy, chính quyền xã Tân Bắc, tôi tìm đến gia đình ông Lý Văn May, người vừa hiến 150 m2 đất trồng chè để mở con đường vào bản 4, thôn Nậm Khẳm. Ông May cho biết: Bản 4 của thôn có 10 hộ dân sinh sống, nhưng không có đường GTNT, hàng ngày bà con phải đi bộ qua vườn chè của gia đình để vận chuyển hàng hóa, trẻ em tới trường cũng vất vả. Thấu hiểu nỗi nhọc nhằn của bà con, gia đình ông thống nhất hiến đất, mở đường. Có đất, nhân dân đóng góp công sức, tạo được con đường dài 96 m, rộng gần 3 m và chuẩn bị đổ bê - tông vào đầu năm tới.

Về Bằng Lang mùa này, đi trên con đường bê - tông chạy qua những cánh đồng lúa bát ngát, được nghe tâm tư của ông Hoàng Nguyên Đán, thôn Thượng, tôi ấn tượng về đóng góp của gia đình trong quá trình xây dựng NTM. Ông Đán kể: Từ những năm 1970, ông đã hiến 1.100 m2 đất xây điểm trường Mầm non thôn Yên Thượng; năm 2011, gia đình lại hiến 200 m2 đất ruộng để làm đường bê - tông vào xóm 1.  Từ khi có đường, 23 hộ dân xóm 1 tập trung làm ăn, nông sản của bà con làm ra đến đâu, thương lái thu mua đến đó. Ngoài phát triển các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân cũng chuyển biến rõ nét.

Bí thư Huyện ủy Quang Bình Triệu Tài Phong, khẳng định: Xây dựng NTM là một chặng đường dài, đòi hỏi sự quyết tâm, vào cuộc rất lớn của các cấp, ngành và mỗi người dân. Năm 2018, huyện đặt mục tiêu mỗi xã, thị trấn xây dựng tối thiếu 1 công trình phúc lợi theo hình thức xã hội hóa do thôn, xã tự chọn; huy động sự đóng góp của nhân dân để phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH. Đặc biệt, phấn đấu đưa thu nhập bình quân đạt 27 triệu đồng/người/năm; sản lượng lương thực đạt 650kg/người/năm; tỷ lệ hộ thoát nghèo 4%; tạo việc làm cho 1.483 người... Chúng tôi tin và có cơ sở khẳng định chắc chắn, mục tiêu trên đang dần thành hiện thực, bởi xây dựng NTM đang lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh:  HẠ HÒA


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Mèo Vạc: Gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn

BHG - Ngày 30.8, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mèo Vạc tổ chức gặp mặt Hội doanh nghiệp trên địa bàn. Đến dự có đồng chí Trần Quang Minh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, UBND huyện. Hội doanh nghiệp huyện Mèo Vạc hiện có 51 hội viên, trong đó có 21 Công ty TNHH 1 thành viên và 30 HTX. Trong 8 tháng qua, các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn huyện đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 92,2 tỷ đồng, trong đó có trên 90 tỷ từ thủy điện. 

31/08/2018
Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030

BHG - Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 956/QĐ-TTg, ngày 2.8.2018 về Phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon đến năm 2025, có xét đến 2030. Theo Quyết định, Thủ tướng nêu rõ, phát triển thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, wolfram, antimon phù hợp với Chiến lược khoáng sản, quy hoạch phát triển KT-XH các địa phương; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững; củng cố công tác QP-AN; đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và dân cư trong vùng có dự án. 

31/08/2018
Trưởng thôn gương mẫu, làm kinh tế giỏi

BHG - Gần 7 năm làm Trưởng thôn Xuân Phú, xã Yên Hà (Quang Bình), ông Hoàng Văn Nguyên luôn được bà con trong thôn và cán bộ xã tín nhiệm. Mọi người biết đến ông không chỉ là Trưởng thôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, mà còn là người gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giảm nghèo vươn lên làm giàu tại quê hương.

 

31/08/2018
Người dân thôn Mua Lài Lủng sử dụng hiệu quả tiền dịch vụ môi trường rừng

BHG - Thôn Mua Lài Lủng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có 56 hộ thì có tới 35 hộ nghèo. Những năm qua, xã Pải Lủng đã quyết liệt chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và cán bộ phụ trách xuống từng thôn, bản tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) một cách hiệu quả. Thay vì trước đây, tiền chi trả DVMTR được chia cho từng hộ thì nay người dân đã dành để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích cộng đồng như: Nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn...

 

31/08/2018