Kết quả thực hiện Đề án 1 triệu tấn xi - măng trên địa bàn huyện Vị Xuyên

10:38, 28/09/2018

BHG - Đề án 1 triệu tấn xi – măng của UBND tỉnh (Đề án 114) triển khai trên địa bàn huyện Vị Xuyên được gần 2 năm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm. Qua quá trình thực hiện, đến nay Đề án đã mang lại kết quả to lớn trong việc đầu tư hạ tầng nông thôn và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn 22/24 xã, thị trấn của huyện.

Những con đường bê - tông tại thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải được hình thành từ Đề án 1 triệu tấn xi-măng.
Những con đường bê - tông tại thôn Nhìu Sang, xã Xín Chải được hình thành từ Đề án 1 triệu tấn xi-măng.

Theo kế hoạch của Đề án, huyện Vị Xuyên có tổng số đầu điểm giai đoạn 2017-2020 là 529 danh mục, với tổng số là 488,8 km đường bê – tông (các tuyến đường có chiều rộng: 2,5 m, 3 m và 3,5 m). Trong giai đoạn 2017 - 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt 224 danh mục, với tổng số 87 km đường bê-tông. Giai đoạn 2019-2020, có 305 đầu điểm với tổng số 257 km đường bê - tông nông thôn. Tổng khối lượng xi - măng theo Đề án hỗ trợ là 97.000 tấn.

Ngay sau khi có quyết định phân bổ kinh phí và khối lượng xi-măng của tỉnh, UBND huyện  đã triển khai các bước về kế hoạch thực hiện Đề án, như: Lựa chọn các đơn vị đủ năng lực cung ứng xi – măng; phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các xã; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo xi - măng hỗ trợ phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích… Trong quá trình thực hiện, xã nào chưa chuẩn bị được vật liệu thì cấp hỗ trợ sau (tuyệt đối không nhận về để xi -măng hư hỏng), đồng thời giúp các xã xây dựng thiết kế định hình các loại đường giao thông nông thôn, kênh mương và định mức xi - măng để thực hiện đối với từng loại đường, loại kênh mương. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đơn vị chức năng của huyện chủ động bố trí, sử dụng ngân sách huyện để linh hoạt thực hiện chương trình cũng như giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Căn cứ khối lượng xi – măng được phân bổ, các xã thực hiện Đề án thông báo cho các thôn, bản để lựa chọn đầu điểm, danh mục ưu tiên có tính cấp thiết để tổ chức  thực hiện. Việc triển khai thực hiện các danh mục được người dân thảo luận, bàn bạc công khai đến hộ gia đình, ký cam kết với xã để không xảy ra thắc mắc, khiếu nại, các hộ tham gia là nguyện, tuyệt đối không bắt ép và đóng góp quá sức dân theo chỉ đạo của huyện. Bên cạnh đó, các xã cũng chỉ đạo khối đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động, có giải pháp huy động lao động làm đường giao thông và kênh mương thủy lợi linh hoạt, để tạo sức lan tỏa và đồng thuận trong nhân dân. Công khai dự toán được duyệt của các công trình, hạng mục trong đó phân rõ: Phần Nhà nước hỗ trợ, phần nhân dân đóng góp. Giao Ban phát triển thôn, Tổ giám sát thôn có trách nhiệm giám sát việc quản lý xi - măng và chất lượng, tiến độ xây dựng công trình...

Với việc triển khai chặt chẽ các bước như trên, đến nay, 22 xã đã được cung ứng 12.239 tấn/15.065 tấn xi - măng, đạt 82% kế hoạch. Trong tổng số 224 danh mục công trình, có 223 công trình đã khởi công và hoàn thành 100% khối lượng, còn 1 công trình tại xã Thanh Đức đang triển khai thực hiện. Tổng số kinh phí cấp năm 2017-2018 là 50.461 triệu đồng, gồm: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 35.383 triệu đồng, nhân dân đóng góp và nguồn xã hội hóa 15.078 triệu đồng (trong đó, năm 2017 ngân sách hỗ trợ 16.170 triệu đồng, nguồn xã hội hóa và nhân dân đóng góp là 6.558 triệu đồng. Năm 2018, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 19.213 triệu đồng, nguồn xã hội hóa và nhân dân đóng góp là 8.520 triệu đồng). Đối với nguồn Nhà nước hỗ trợ, huyện đã giải ngân cho các xã, hiện nay tập trung cho công tác quyết toán và thanh toán đủ kinh phí 224 danh mục theo quyết định cấp kinh phí của tỉnh.

Có thể nói, Đề án 1 triệu tấn xi- măng thực hiện trên địa bàn huyện Vị Xuyên đã làm thay đổi hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiêu chí giao thông trong Chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, dần dần hoàn thiện hệ thống đường giao thông bê tông nông thôn từ trung tâm xã đến thôn, từ thôn đến thôn, liên vùng phát triển kinh tế, tạo điều kiện để giao lưu vận chuyển hàng hóa, nâng cao thu nhập cho đại bộ phận cư dân nông thôn. Huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, đặc biệt là người dân cùng tham gia thực hiện trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước còn rất hạn chế.

Bài, ảnh: AN DƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cuộc sống mới ở Tùng Vài

BHG - Là xã biên giới của huyện Quản Bạ, mặc dù còn gặp không ít khó khăn; nhưng dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt việc triển khai thực hiện "Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang"; đến nay, xã Tùng Vài đã có những chuyển biến tích cực. Thấm nhuần lời Bác dặn, cấp ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tăng gia, sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển chăn nuôi trâu, bò và đảm bảo vệ sinh môi trường...

28/09/2018
"Điểm sáng vùng biên" Lùng Vần Chải!

BHG - Khi tia nắng dần khuất dưới những ngọn đồi nhường không gian cho màn đêm buông xuống cũng là lúc ánh điện từ những cột sắt cao gần chục mét, dọc 2 bên đường được bật lên, thắp sáng cả khu dân cư thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái (Mèo Vạc). Đó là hệ thống đèn điện công cộng bằng năng lượng mặt trời, một trong những Chương trình "Điểm sáng vùng biên" được Đồn Biên phòng (BP) Săm Pun triển khai từ năm 2017.

 

28/09/2018
Phát triển du lịch gắn xây dựng các sản phẩm đặc thù ở Đồng Văn

BHG - Nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, huyện Đồng Văn đã có nhiều chính sách thu hút, thúc đẩy du lịch phát triển, chú trọng khai thác các lợi thế sẵn có của địa phương. Trong đó, phát triển du lịch gắn với xây dựng những sản phẩm đặc thù, có chất lượng cao trở thành thương hiệu sản phẩm du lịch cho Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những biện pháp tích cực đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả.

 

28/09/2018
Tạo nguồn lực đầu tư phát triển thành phố Hà Giang

BHG - Trong nửa nhiệm kỳ qua, công tác quản lý, điều hành ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2017, thành phố thu ngân sách trên địa bàn 360 tỷ đồng, đạt 110%; năm 2018, dự kiến đạt trên 424 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015; tốc độ tăng thu ngân sách bình quân qua các năm đạt 8%/năm. Chi ngân sách cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên và một số nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, đặc biệt từ khi giao quyền tự chủ...

28/09/2018