Những bước chuyển mạnh mẽ từ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

08:22, 30/08/2018

BHG - Những cây, con chủ lực, có thế mạnh như: Trâu, bò, ong và cây cam, chè, dược liệu đã trở thành “hạt nhân” quan trọng trong chiến lược tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN) của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020 (ĐA). Qua đó, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững và nâng cao giá trị cũng như sự đóng góp của ngành Nông nghiệp trong phát triển KT-XH của tỉnh; tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững…

Chăn nuôi đại gia súc, giúp người dân xã Tân Lập (Bắc Quang) có nguồn thu nhập ổn định.
Chăn nuôi đại gia súc, giúp người dân xã Tân Lập (Bắc Quang) có nguồn thu nhập ổn định.

Bắt tay vào TCCNNN, tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cụ thể như: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lập dự án phát triển một số sản phẩm lợi thế; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; tổ chức lại sản xuất, khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân; tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm… Qua 3 năm thực hiện TCCNNN, những cây, con chủ lực của tỉnh đã có bước phát triển khởi sắc. Minh chứng cho thấy, nếu như năm 2013, cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh chiếm 33,72% trong cơ cấu ngành; thì nay, tỷ lệ này đã giảm 2,86% để đạt con số 30,86% (đạt 93,5% mục tiêu ĐA); tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 28,4%, đạt 94,7% mục tiêu đề ra; so với năm 2013, tỷ lệ này đã tăng 1,5%. Đặc biệt, diện tích cây cam, quýt hiện đạt 8.708,4 ha – cao gấp gần 1,8 lần so với mục tiêu ĐA là ổn định diện tích cam, quýt kinh doanh đạt 5.000 ha. Do vậy, ngành Nông nghiệp của tỉnh khuyến cáo các huyện trọng điểm về cam, gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên không phát triển mới diện tích cam, tránh thiệt hại cho người sản xuất khi chưa mở rộng thị trường tiêu thụ. Đi liền với kết quả trên, để nâng cao giá trị cây cam, cơ quan hữu quan tham mưu cho tỉnh triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam; tổ chức hội thi cam; thành lập Tổ sản xuất, Hợp tác xã (HTX) sản xuất cam. Đến nay, toàn tỉnh có 56 Tổ sản xuất, 6 HTX tham gia sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2016, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã chứng nhận Chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm cam Sành Hà Giang. Cùng với đó, cam Sành còn được quản lý theo tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm để nâng cao giá trị, giữ uy tín chất lượng và thương hiệu sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, thu nhập đã đem lại cho các hộ sản xuất cam hiện nay khoảng 400 tỷ đồng.

Cùng với cây cam, diện tích chè kinh doanh toàn tỉnh lên đến 20.626,3 ha, với 18.231,8 ha cho sản phẩm; năng suất đạt 37,04 tạ/ha. Ngành chuyên môn đã và đang khuyến khích người dân tập trung thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng chè theo hướng phát triển chuỗi giá trị, nâng cao giá trị sản phẩm bằng phương thức sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn GAP và tập trung tại các vùng chè Shan tuyết thuộc huyện: Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xín Mần. Còn chè VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) tập trung tại các huyện vùng thấp, gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Đến nay, toàn tỉnh đã có 7.153 ha chè được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận GAP và VietGAP, chiếm 39,2% diện tích cho thu hoạch của toàn tỉnh. Đồng thời, giá bán sản phẩm chè GAP cao hơn 2 lần so với sản xuất đại trà. Riêng với cây dược liệu, toàn tỉnh hiện có 7.515,2 ha (đạt 57,7% mục tiêu ĐA). Đến nay, tỉnh đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dược liệu như: Công ty TNHH MTV Dược khoa; Công ty Cổ phần Nam Dược; Công ty Cổ phần phát triển dược liệu ANVY hay Công ty TNHH Y học Bản địa...

Song song với kết quả trên, tỉnh còn ban hành nhiều đề án, kế hoạch để khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu, bò bằng các giống địa phương để nâng cao khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, thông qua hỗ trợ lãi suất vốn vay. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo cho đại gia súc trên phạm vi toàn tỉnh, từng bước làm chủ quy trình sản xuất tinh đông lạnh và tinh cọng rạ. Đến nay, trên 5.300 con gia súc thụ tinh nhân tạo thành công; 3.040 con bê, nghé ra đời, sinh trưởng, phát triển tốt. Cùng với đó, toàn tỉnh có trên 370 gia trại, trang trại phát triển đại gia súc, chủ yếu là giống địa phương; do vậy ít bị tác động khi thị trường biến động. Theo số liệu điều tra, tính đến ngày 1.4.2018 tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh lên đến 283.043 con. Năm 2017, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 35.852,2 tấn.

Cùng với những cây, con chủ lực trong TCCNNN của tỉnh, nghề nuôi ong lấy mật được duy trì ở các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì – nơi có nhiều rừng, nhóm cây tự nhiên như: Bạc hà, hoa dại... Trong năm 2017, tổng đàn ong của tỉnh lên đến 43.171 tổ; sản lượng mật sản xuất trên 237,3 tấn (tăng 23% so với năm 2016). Toàn tỉnh đã có 13 doanh nghiệp, HTX, 38 Tổ hợp tác, Nhóm sở thích tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm mật ong Bạc Hà. Đặc biệt, sản phẩm mật ong Bạc hà đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý năm 2013; có tem truy xuất nguồn gốc, hiện đang được duy trì khai thác tốt và có thị trường tiêu thụ...

Có thể khẳng định, những kết quả trên tiếp tục là tiền đề để tỉnh ta thực hiện thành công Đề án TCCNNN, giai đoạn 2016 – 2020. Trên cơ sở đó, làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân và giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Triệu phú "bò" trên miền đá

BHG - Đó là câu nói quen thuộc người dân địa phương dành cho ông Hờ Mí Chơ, thôn Há Chế, xã Sủng Trà (Mèo Vạc) bởi thành tích vươn lên làm giàu nhờ nuôi bò sinh sản. Sinh năm 1965, là người dân tộc Mông và tham gia làm Công an viên của xã Sủng Trà được 17 năm (1996-2013); ông Chơ được mọi người biết đến không chỉ là một đảng viên gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động của thôn, mà còn lao động, sản xuất giỏi. Vốn xuất thân từ gia đình nông dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng ngô và chăn nuôi gia súc; nên ngay từ khi còn nhỏ...

29/08/2018
Mô hình kinh tế của Lý Kim Hiện xứng đáng để nhiều bạn trẻ noi theo

BHG - Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã biết tận dụng điều kiện thuận lợi của địa phương, mạnh dạn vay vốn ưu đãi của nhà nước để phát triển kinh tế và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Anh Lý Kim Hiện (sinh 1990), dân tộc Giáy, trú tại thôn Bắc Làng, xã Nậm Ban (Mèo Vạc) là một trong những thanh niên như vậy.

 

29/08/2018
Nàn Ma thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở

BHG - Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chương trình đột phá về cải cách hành chính của huyện Xín Mần, Đảng bộ xã Nàn Ma đã và đang đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ (QCDC) gắn với phát triển KT-XH của địa phương. Với quan điểm gần dân, hiểu dân, gắn bó với dân, cán bộ, đảng viên xã Nàn Ma đã từng bước đẩy mạnh thực hiện QCDC, tạo sự đồng thuận... 

29/08/2018
Mèo Vạc đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành chỉ tiêu KT –- XH năm 2018

BHG - Năm 2018, là năm bản lề trong việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 – 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Xác định được tầm quan trọng đó, ngay từ đầu năm, huyện Mèo Vạc đã ra sức thi đua lao động, sản xuất; với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT – XH đặt ra trong năm. Mặc dù đã qua nửa năm thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; nhưng tình hình KT – XH của huyện Mèo Vạc vẫn đang gặp nhiều khó khăn...

29/08/2018