Mèo Vạc đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể

15:52, 22/08/2018

BHG - Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh. Những năm qua, huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT). Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày một phát triển.

Đến thăm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đại Dương, tại thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, anh Nguyễn Gia Hình, Giám đốc HTX cho biết: HTX được thành lập ngày 27.4.2016 với 8 thành viên. Năm 2017, anh cùng các thành viên vay 700 triệu đồng theo Nghị quyết số 209 và 86 HĐND tỉnh đầu tư mua 200 đàn ong mật, 15 con bò hàng hóa về nuôi; đầu tư mua máy sấy thịt bò khô kèm máy hút chân không công nghiệp để thực hiện ý tưởng xây dựng thương hiệu sản phẩm thịt bò khô vùng cao. Tháng 6.2018, sản phẩm thịt bò khô của HTX được Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định, cấp mã vạch đánh dấu xuất xứ. Sau khi trừ hết các chi phí, đến nay, HTX thu lãi trên 300 triệu đồng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 8 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (có 4 HTX chăn nuôi;  3 HTX dịch vụ tổng hợp; 1 HTX thành lập theo mô hình thôn Chang) với tổng số 133 thành viên và vốn điều lệ của HTX là 4.910 triệu đồng; có 27 THT hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và 27 nhóm sở thích, câu lạc bộ với 187 thành viên.

Nhằm phát huy hiệu quả mô hình kinh tế tập thể, huyện Mèo Vạc khuyến khích các HTX, THT phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Trong năm 2017, huyện có 3 HTX nông nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 27 THT hoạt động lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Huyện đang tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, huyện đến tất cả các HTX, THT như: Nghị quyết số 209, Nghị quyết số 86, Nghị quyết số 47 của HĐND tỉnh; Quyết định số 22 của UBND tỉnh và các chính sách hỗ trợ khác. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lĩnh vực nông - lâm nghiệp theo chuỗi giá trị. Đổi mới công tác quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sở, tăng cường phối hợp giữa các ban, ngành, các xã, thị trấn trong việc tuyên truyền, tư vấn và hỗ trợ cho các HTX, THT phát triển mạnh mẽ hơn trong các lĩnh vực của mình. Nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ, thành viên nằm trong các THT, HTX. Duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, THT hiện có và khuyến khích thành lập mới HTX, THT trên địa bàn huyện. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, ngành chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tăng cường phối hợp, sát sao trong việc hướng dẫn, giúp đỡ các HTX, THT trong công việc, từng lĩnh vực để các HTX, THT phát triển hiệu quả nhất... Qua những chính sách khuyến khích của huyện, một số HTX, THT hoạt động tốt và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Đồng chí Ma Quốc Trưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể. Song bên cạnh đó, các HTX, THT trên địa bàn huyện hiện vẫn thiếu vốn để sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của các HTX rất lớn nên rất cần có những chính sách ưu đãi kịp thời của nhà nước như cho vay vốn hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Hiện, việc thành lập mới, ngành nghề sản xuất kinh doanh và công tác điều hành của các HTX, THT còn nhiều khó khăn; các HTX, THT nông nghiệp chưa thu hút được đầu tư, chưa hình thành liên kết chặt chẽ giữa sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước của huyện đối với HTX, THT nông nghiệp trên địa bàn còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm, năng lực hạn chế, chưa qua đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên;...

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các HTX, THT, Nhóm sở thích hiện có và khuyến khích thành lập mới HTX, THT và Nhóm sở thích trên địa bàn. Phấn đấu mỗi xã có ít nhất 1 HTX nông nghiệp theo chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao. Xây dựng 1 mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất với HTX hoặc doanh nghiệp, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục khuyến khích, nhân rộng các mô hình liên kết trong sản xuất...

Việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể ở Mèo Vạc chắc chắn sẽ tạo được liên kết trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động thôn, góp phần tăng thu nhập cho người dân và giảm nghèo một cách bền vững.

 Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Du lịch, thương mại ở Đồng Văn - những con số ấn tượng

BHG - Tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 456,2 tỷ đồng, tăng 137% so với năm 2015; phát triển được 32 chủng loại sản phẩm đặc trưng. Toàn huyện có 47 khách sạn, nhà nghỉ, 211 nhà khách và nhà lưu trú homestay với trên 1.100 phòng ở; 43 nhà hàng phục vụ ăn uống hoạt động thường xuyên phục vụ du khách. Trung bình mỗi năm, huyện Đồng Văn đón trên 300.000 lượt khách; doanh thu từ dịch vụ ăn uống và lưu trú đạt 158,6 tỷ đồng, tăng 155% so với năm 2015… 

22/08/2018
Lễ trao giải Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018

BHG - Sáng 22.8, tại Sở Công thương, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ trao giải Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018. Đến dự có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành và UBND các huyện, thành phố. Năm 2018 là năm thứ 2 tỉnh ta tổ chức bình chọn Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu với 33 sản phẩm đăng ký dự thi. Hội đồng giám khảo đã bình chọn được 14 sản phẩm đạt danh hiệu Sản phẩm tiêu biểu...

22/08/2018
Kết quả thực hiện Nghị quyết số 209 ở Vị Xuyên

BHG - Trong thời gian qua, Thường trực UBND huyện Vị Xuyên đã quyết liệt trong công tác chỉ đạo các ngành chuyên môn, các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định và giải ngân vốn vay theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh; trực tiếp đôn đốc, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, đúng mục đích.

 

22/08/2018
Phát triển kinh tế ở Thắng Mố, cần đổi mới toàn diện

BHG - Không phải ngẫu nhiên, đến nay Thắng Mố vẫn thuộc diện các xã nghèo nhất huyện Yên Minh; tỷ lệ hộ nghèo tính đến hết năm 2017 (theo tiêu chí nghèo đa chiều) là 64%. Cơ cấu cây trồng chủ yếu là ngô và một diện tích trồng lúa; chăn nuôi vẫn theo quy mô gia đình… Thắng Mố nằm ở phía Bắc huyện Yên Minh, là một trong 4 xã biên giới, cách trung tâm huyện khoảng 40 km. Với đặc thù xã vùng núi đá, thiếu đất và nước canh tác nên sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn...

22/08/2018