Hà Giang

Khởi sắc trong tái cơ cấu Nông nghiệp ở Bắc Mê

17:02, 27/08/2018

BHG - Hình ảnh những rừng chuối bạt ngàn, cỏ chăn nuôi mọc xanh hai bên đường, quanh nhà; cây non mọc lên phủ kín các cánh rừng tạp; những trang trại, gia trại được hình thành từ bàn tay của người nông dân chịu thương, chịu khó; tiếng máy cày, máy cấy rền vang khắp cánh đồng... Đây được xem là bức tranh khởi sắc trong thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của huyện Bắc Mê nửa nhiệm kỳ qua.

Công việc nhà nông của Chị Hoàng Thị Bích, xã Lạc Nông nhàn hơn khi sử dụng máy nông nghiệp vào sản xuất.
Công việc nhà nông của Chị Hoàng Thị Bích, xã Lạc Nông nhàn hơn khi sử dụng máy nông nghiệp vào sản xuất.

Sau hơn hai năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Mê cho thấy: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 808 tỷ đồng, đạt 76,8% mục tiêu đề án (MTĐA); tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm 28,6%, đạt 91,7% MTĐA ; giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2017 đạt 46,7 triệu đồng, đạt 93,4% MTĐA; sản lượng lương thực có hạt cả năm 2017 đạt 31.401 tấn. Trong đó: Sản lượng lúa đạt 14.553 tấn, sản lượng ngô 16.848 tấn; diện tích chè kinh doanh đạt 430 ha; cây dược liệu được quan tâm phát triển như cây Quế trồng mới 180 ha, đạt 36,1% mục tiêu nghị quyết; cây Hồi, tính lũy kế 164 ha, đạt 47,0%; tổng đàn trâu năm 2017 là 19.307 con, đàn bò là 7.591 con; tỷ lệ che phủ rừng đạt 60,2%, đạt 97,1% MTĐA đề ra...

Để đạt được những kết quả trên, huyện đã có những bước đi cụ thể dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và con người. Trong 2 năm 2016-2017, huyện đã mở 35 lớp đào tạo nghề cho 1.228 học viên; nội dung đào tạo chủ yếu về quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây, con phù hợp với yêu cầu thực tiễn và gắn với đề án, nhằm bổ sung kiến thức cho nông dân; qua đó giúp nông dân vận dụng những kiến thức được đào tạo áp dụng vào thực tiễn và xây dựng được nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu, cũng như hình thành các Nhóm sở thích giúp nhau phát triển sản xuất. Việc thực hiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, toàn huyện hiện có trên 4.138 máy móc, thiết bị các loại; giúp tỷ lệ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất ước đạt 18%. Trong giai đoạn 2016 - 2018 nhân dân đã tổ chức dồn điền được trên 25 ha và đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa; trong năm 2017, huyện phát triển mới được 14 gia trại; trong đó, 6 gia trại nuôi lợn quy mô 100 con trở lên,  4 gia trại trâu, bò quy mô 20 con trở lên và 4 gia trại gia cầm quy mô 1.000 con trở lên.

Nói về sự thay đổi của ngành Nông nghiệp huyện Bắc Mê, đồng chí Ấu Quốc Công, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt, tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm; sản xuất nông nghiệp của huyện đã và đang chuyển biến theo hướng tích cực. Trong chăn nuôi đang từng bước hình thành các gia trại có quy mô khá, việc triển khai thực Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 86/2017/NQ-HĐND về phát triển đàn trâu, bò theo hướng hàng hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Trong liên kết sản xuất,  từng bước thu hút được các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và trồng cây dược liệu; cơ giới hóa đang có bước phát triển mạnh, đặc biệt là cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch; trồng rừng cũng trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân, từng bước hạn chế tư tưởng chông chờ vào ngân sách nhà nước… Qua đó, hứa hẹn đem lại những thắng lợi mới cho ngành Nông nghiệp huyện Bắc Mê trong nửa cuối nhiệm kỳ...”.

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp không chỉ thể hiện trên chính những cánh đồng, những trang trại, gia trại,… mà còn thể hiện ngay trong nhận thức của người nông dân. Qua quan sát của phóng viên, để kịp cho vụ Mùa này, nông dân xã Minh Ngọc đã thuê máy gặt và tranh thủ thời gian làm đất, gieo mạ; còn trước cửa mỗi nhà dân, đều được nhuộm bởi một màu vàng của ngô. Chị Hoàng Thị Bích, xã Lạc Nông cho biết: “Trước đây, nhà có nhiều diện tích đất bồi ven sông, vì không đủ người làm, nên bỏ trống. Nhưng từ năm 2016, khi được xã vận động và thấy những hộ dân khác mua máy tẽ ngô nên gia đình cũng bỏ ra 1,5 triệu đồng mua một chiếc về sử dụng. Từ khi có máy, trung bình một buổi sáng có thể tẽ được 10 bao, tương đương 6 tạ ngô; nếu so với trước đây, một ngày làm liên tục cũng chỉ được 3 bao. Bởi vậy, nay gia đình đã tận dụng toàn bộ diện tích đất bỏ trống trước đây để trồng ngô; ngoài có đủ thức ăn để phát triển đàn gia súc, gia đình cũng tích góp được một khoản từ việc bán ngô...”.

Từ những kết quả đó, ngành Nông nghiệp huyện Bắc Mê đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng như: Tinh bột nghệ, tinh dầu hồi và trồng chuối xuất khẩu... Qua đó, là tiền đề để huyện đưa ra những mục tiêu cho nửa cuối của nhiệm kỳ như: Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách về nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều hình thức để nhân dân nắm và tiếp cận, tập trung vào việc triển khai thực hiện; tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi khung thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa; tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng triệt để diện tích đất trống để trồng rừng, dược liệu; thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa; với mục tiêu đến năm 2020, mỗi xã có ít nhất 20 hộ chăn nuôi nuôi từ 20 con trâu, bò trở lên...

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hữu Vinh - "miệt vườn" trên "Công viên đá"

BHG - "Miệt vườn" – cụm từ chỉ vùng đất phù sa rộng lớn, có nhiều cây ăn quả, dân cư đông đúc và thường ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng nay, khi đặt chân đến vùng đất Hữu Vinh (Yên Minh), mọi người được đắm mình trong những vườn xoài, vải, dứa, hồng... đan xem nhau, rất thơ mộng. Nằm bên trục Quốc lộ 4C, các thôn Bản Vàng, Khai Hoang Bản Vàng của xã Hữu Vinh đang sở hữu hơn 20 ha cây ăn quả. 

27/08/2018
Trao "cần câu" cho thanh niên

BHG - Làm thế nào để phát triển ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm đặc sản của địa phương thành hàng hóa có giá trị? Những câu hỏi này luôn thường trực trong đầu của thanh niên nông thôn mong muốn khởi nghiệp. Giải đáp những thắc mắc này, vừa qua huyện Quản Bạ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp (TT.BSA) mở lớp tập huấn "Phát triển tài nguyên bản địa bằng ứng dụng công nghệ" cho thanh niên.

 

25/08/2018
Hội thi "Phụ nữ huyện Quản Bạ học tập và làm theo Bác Hồ, ra sức thi đua xây dựng nông thôn mới" năm 2018

BHG - Ngày 24.8, Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ đã tổ chức Hội thi "Phụ nữ huyện Quản Bạ học tập và làm theo Bác Hồ, ra sức thi đua xây dựng nông thôn mới" năm 2018. Đến dự có các đồng chí trong BTV Huyện ủy, các Hội đoàn thể, các xã, thị trấn.  Tham dự hội thi là các cán bộ Hội phụ nữ, hội viên phụ nữ thuộc 13 xã, thị trấn, tham gia tranh tài ở 3 phần thi gồm: Chào hỏi, kiến thức, tài năng; gắn với các nội dung cụ thể như tìm hiểu về Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị...

25/08/2018
Xã Sủng Trái: Ra mắt HTX nông nghiệp Hà Thành

BHG - Sáng ngày 24.8, UBND xã Sủng Trái (Đồng Văn) đã tổ chức Lễ ra mắt HTX nông nghiệp Hà Thành, thôn Há Xú. Dự buổi Lễ có Đồng chí  Nguyễn Ngọc Thanh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn; lãnh đạo đại diện Huyện ủy, UBND huyện Đồng Văn; lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện; Cấp ủy, Chính quyền xã Sủng Trái. HTX nông nghiệp Hà Thành, thôn Há Xú được thành lập gồm 9 thành viên, với tổng số vốn điều lệ là 800 triệu đồng...

24/08/2018