Hoạt động của doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Nam Quang gặp nhiều khó khăn

10:38, 20/08/2018

BHG - Có 7 doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư vào Cụm công nghiệp Nam Quang (Bắc Quang) với tổng vốn đăng ký trên 1 nghìn tỷ đồng. Hiện có 5/7 doanh nghiệp hoạt động, nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động ổn định, 1 doanh nghiệp mới xây dựng xong nhà xưởng, 3 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và 2 doanh nghiệp đang... “ngủ Đông”.

Sản xuất ván ép tại Công ty TNHH Đông Huy, Cụm công nghiệp Nam Quang.
Sản xuất ván ép tại Công ty TNHH Đông Huy, Cụm công nghiệp Nam Quang.

Công ty TNHH Giấy Hải Hà được cấp phép đầu tư giai đoạn và đã hoạt động được chục năm. Doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 30 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng, lắp đặt 4 dây chuyền sản xuất giấy đế xuất khẩu sang Đài Loan, thu hút hàng trăm lao động địa phương. Nhưng, từ năm 2012, doanh nghiệp buộc phải tháo rỡ 2 tổ máy và cắt giảm hơn một nửa lao động. Đồng thời, trả lại một phần diện tích đã được cấp trước đó vì không sử dụng hết và không thể gánh tiền thuê đất hàng năm. Lý do buộc doanh nghiệp cắt giảm sản xuất vì thiếu nguyên liệu sợi dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Đồng, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Hải Hà cho biết: Nguồn nguyên liệu đầu vào trên địa bàn tỉnh thiếu hụt nghiêm trọng, khiến doanh nghiệp phải thu gom từ các địa phương lân cận, nhưng cũng không được nhiều. Năm 2017, dù đã rất nỗ lực, nhưng doanh nghiệp cũng chỉ đảm bảo việc làm cho trên 40 lao động, nộp thuế trên 2 tỷ đồng.

Cũng trong Cụm công nghiệp Nam Quang, Công ty THHH Hùng Hà hiện đang ở trang thái... cửa đóng, then cài. Ông Hoàng Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty cho hay, mỗi năm doanh nghiệp chỉ hoạt động vài ba tháng do hết nguyên liệu. Được biết, doanh nghiệp đã đầu tư trên 10 tỷ đồng lắp đặt máy móc chế biến tinh bột sắn. Tuy nhiên, doanh nghiệp không có vùng nguyên liệu ổn định nên sản xuất, chế biến luôn phải... “ăn đong”. Hết mùa thu hoạch sắn là máy móc đắp chiếu, nhà xưởng bỏ hoang. Ông Hùng cho biết, hiện doanh nghiệp vẫn chưa tìm được hướng để duy trì và nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc đã đầu tư...

Tại Công ty TNHH An Bình, chỉ vài công nhân đứng máy trong dây chuyền sản xuất gỗ viên nén, phần còn lại của xưởng  gần như bỏ trống. Ông Phan Hữu Hiếu, Giám đốc phụ trách sản xuất cho biết, doanh nghiệp vừa nối lại sản xuất trong tháng 7.2018. Trước đó, do thiếu vốn, dây chuyền sản xuất gỗ viên chưa được phù hợp nên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Điểm sáng nhất tại Cụm công nghiệp Nam Quang là Công ty TNHH Đông Huy. Doanh nghiệp chuyên sản xuất ván ép cao cấp xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Hiện tại, doanh nghiệp đã đầu tư trên 30 tỷ đồng, xây dựng trên 12 nghìn m2 nhà xưởng, lắp đặt xong 90% thiết bị, máy móc và bắt đầu sản xuất. Giai đoạn đầu, doanh nghiệp thu hút trên 100 lao động. Ông Vũ Tiến Sơn, Giám đốc điều hành nhà máy cho biết: Dây chuyền sản xuất ván ép đã đi vào hoạt động, mỗi tháng tiêu thụ trên 2 nghìn m3 sản phẩm, tạo thu nhập ổn định cho người lao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng.

Trong Cụm công nghiệp Nam Quang có 2 doanh nghiệp không hoạt động là: Công ty TNHH Thái Hoàng và Công ty Cổ phần Vàng - Khoáng sản Hà Giang. Theo Luật Đầu tư: Doanh nghiệp nào sở hữu mặt bằng đã được cấp phép sau 6 tháng không hoạt động sẽ bị thu hồi đất. Vì vậy, các doanh nghiệp cần khẩn trương khắc phục khó khăn, sớm triển khai đầu tư, xây dựng nhà xưởng theo đúng cam kết.

Bài, ảnh:  Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải "cơn khát" cho người dân Bản Cưởm, Nà Báu

BHG - Là cư dân thành phố, nhưng cư trú khu vực đồi núi, giao thông đi lại khó khăn nên câu chuyện được sử dụng nguồn nước sạch, hợp vệ sinh vẫn là niềm mong mỏi của hơn 100 hộ dân 2 thôn Bản Cưởm, Nà Báu của xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang). Vì vậy, việc xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước sạch, hợp vệ sinh cho người dân nơi đây rất cấp thiết. Đáp ứng niềm mong mỏi đó, đầu năm nay, UBND tỉnh đã có quyết định, phê duyệt điều chỉnh báo cáo kinh tế kỹ thuật – dự toán công trình cấp nước sinh hoạt  thôn Bản Cưởm, Nà Báu...

18/08/2018
Hiệu quả trong việc thực hiện Quy chế Dân chủ tại Bắc Mê

BHG - Góp phần phát huy vai trò của chính quyền cơ sở, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân... với vai trò trên, Quy chế Dân chủ (QCDC) đã thực sự trở thành con đường dễ dàng nhất đưa cơ chế, chính sách pháp luật, chủ trương và huy động sức dân trong phát triển KT – XH. QCDC được thực hiện tại nhiều địa phương, trong đó huyện Bắc Mê nhiều năm qua đã phát huy hiệu quả.

 

17/08/2018
Nhiều tuyến đường giao thông bị mưa lũ phá hủy

BHG - Theo thống kê của Sở Giao thông – Vận tải, từ năm 2016 đến nay, mưa lũ phá hủy nhiều tuyến đường giao thông của tỉnh, tổng thiệt hại gần 100 tỷ đồng. Riêng 6 tháng đầu năm nay, thiệt hại hơn 56 tỷ đồng. Là tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, địa hình chia cắt nên việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông gặp không ít khó khăn, nhất là nguồn vốn đầu tư. Nhưng, những năm qua, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh đã từng bước được hoàn thiện, nâng cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu giao thương, thúc đẩy phát triển KT – XH

17/08/2018
Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 35 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp

BHG - Nghị quyết số 35 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16.5.2016 về hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp (DN) đến năm 2020 được ví như "luồng sinh khí" tạo đà cho DN phát triển bền vững. Với quan điểm "Doanh nghiệp phát tài, Hà Giang phát triển", thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố chủ động rà soát các thủ tục hành chính (TTHC) và xây dựng quy trình liên thông để cắt giảm thời gian giải quyết TTHC; thực hiện việc hỗ trợ pháp lý, vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách do T.Ư, tỉnh ban hành...

17/08/2018