Hà Giang

Khu BTTN Phong Quang triển khai Phương án thực hiện mô hình thí điểm giao khoán đồng thời gắn biển cây gỗ Nghiến

15:39, 06/07/2018

BHG - Ngày 6.7, tại xã Minh Tân (Vị Xuyên), Sở NN&PTNT tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai Phương án thực hiện mô hình thí điểm giao khoán đồng thời gắn biển cây gỗ Nghiến để quản lý bảo vệ tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Quang. Dự Hội nghị có lãnh đạo huyện Vị Xuyên; đại diện các xã, phường, thôn, bản và các ngành chức năng liên quan.

Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Phương án tại Hội nghị.
Đại biểu tham gia đóng góp ý kiến vào Phương án tại Hội nghị.

Khu BTTN Phong Quang nằm trên ranh giới hành chính của 4 xã: Minh Tân, Phong Quang, Thanh Thủy, Thuận Hòa (Vị Xuyên) và một phần nhỏ của phường Quang Trung (TP Hà Giang), có tổng diện tích hơn 8.500 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên có loài cây gỗ Nghiến là hơn 5.100 ha. Trong những năm gần đây, do lợi nhuận cao từ buôn bán gỗ, nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Khu rừng đặc dụng Phong Quang đang có chiều hướng diễn biến phức tạp làm chất lượng rừng tự nhiên ngày càng giảm. Để quản lý, bảo vệ tốt rừng gỗ quý hiếm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện mô hình thí điểm giao khoán đồng thời gắn biển cây gỗ Nghiến lớn, trước mắt được làm điểm tại các thôn: Phìn Sảng, Hoàng Lỳ Pả, Tân Sơn, Thượng Lâm (xã Minh Tân). Theo Phương án, Hạt Kiểm lâm sẽ phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng Phong Quang thực hiện điều tra, xác minh hiện trạng, vị trí từng cây gỗ Nghiến; lập hồ sơ quản lý từng cây theo số thứ tự, địa danh và tọa độ GPS; tiến hành gắn biển số cây gỗ Nghiến theo thứ tự của từng thôn, hộ nhận khoán. Qua đó, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước; vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng thôn, bản và hộ dân trong quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, nâng cao vai trò lãnh chỉ đạo của Cấp ủy, chính quyền xã, thôn, các ngành chức năng liên quan, gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng độ che phủ rừng lên 58% vào năm 2020.          

Tại Hội nghị, các đại biểu cơ bản đã nhất trí, đồng tình với nội dung phương án, nhiều đại biểu cũng đề nghị: Cần xây dựng kế hoạch chi tiết, thành lập các tổ đi rà soát và phân chia từng nhóm hộ, khu vực tiến hành thực hiện, làm cơ sở giao khoán. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương và từng hộ dân. Nghiên cứu tình hình đặc điểm, đặc thù của từng thôn, bản; đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân trong vùng rừng đặc dụng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ tại địa bàn, lấy cộng đồng thôn, bản và các hộ dân là người trực tiếp tham gia bảo vệ rừng gỗ Nghiến...

Kết luận Hội nghị, đồng chí Bùi Văn Đông Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu và tổng hợp, bổ sung vào Phương án để tiến hành thực hiện trong thời gian tới.

Tin, ảnh: Văn Long


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh tích cực huy động các nguồn lực

BHG - Với xuất phát điểm thấp, nhưng trong thời gian qua huyện Yên Minh đã có nhiều đổi mới trong thực hiện xây dựng NTM và mang lại chuyển biến tích cực. Trong đó, tập trung huy động mọi nguồn lực xây dựng NTM, phát huy được thế mạnh, điều kiện thực tế của từng địa phương. Bằng việc vận dụng linh hoạt, thực hiện lồng ghép có hiệu quả với các chương trình mục tiêu Quốc gia, nguồn vốn từ các dự án, ngân sách địa phương để xây dựng NTM… 

06/07/2018
Vị Xuyên đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất cho nông dân

BHG - Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp với nhiều giải pháp thiết thực, cụ thể, có tính định hướng; người dân Vị Xuyên đã chủ động, đổi mới tư duy, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, huyện Vị Xuyên đã triển khai 63 cánh đồng mẫu lúa, ngô, lạc, chè, mía và cây ăn qua; với tổng diện tích gần 470  ha. Đặc biệt, vụ Xuân năm nay, huyện tiếp tục nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng" gắn mạ khay máy cấy để sản xuất lúa thuần chất lượng cao J02 với diện tích gần 133 ha/14 xã, thị trấn trong toàn huyện. 

06/07/2018
Thượng Tân - "ốc đảo" miền non cao - Kỳ 1: Từ miền non cao đến vùng sông nước

BHG - Nằm trên vùng lòng hồ Thủy điện tuyên quang, mênh mang nước bao phủ, Thượng Tân vốn là một xã vùng cao của huyện Bắc Mê nay đã trở thành… "ốc đảo". Cuộc sống trên "ốc đảo" rất yên bình, thiên nhiên và con người hòa quyện, không bị tác động bởi tiếng ồn của những động cơ lớn. Phương tiện giao thông phổ biến nơi đây là xe máy và những chiếc thuyền nhỏ... Sự thay đổi xuất hiện từ khi dòng Gâm được ngăn đập, tạo thành vùng lòng hồ rộng lớn đã mang lại cho người dân nơi đây nhiều cảm giác lạ và đầy thú vị.

 

06/07/2018
Đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các HTX

BHG - Khắc phục nhiều khó khăn, để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua Đảng bộ, chính quyền tỉnh ta luôn quan tâm, khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ sản xuất, kinh doanh vươn lên, mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất, trong đó có các hợp tác xã (HTX). Toàn tỉnh hiện có 612 HTX, trong đó có 304 HTX nông nghiệp, chiếm 49,7 %; 73 HTX công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 12%; 87 HTX thương mại - dịch vụ, chiếm 14,2 %... Các HTX đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT – XH của tỉnh.

 

06/07/2018