Ấn tượng nông dân thành phố

08:11, 22/06/2018

BHG - Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) chỉ chiếm 13% và tỷ trọng đóng góp của ngành dừng ở con số khiêm tốn 5,7% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Giang (TPHG), nhưng bao thế hệ nông dân đã và đang tạo diện mạo ấn tượng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn của thành phố.

Công ty TNHH phát triển Nông nghiệp Côn Hà (xã Phương Thiện) sản xuất rau, quả trong nhà lưới, tạo việc làm cho nhiều hội viên, nông dân.
Công ty TNHH phát triển Nông nghiệp Côn Hà (xã Phương Thiện) sản xuất rau, quả trong nhà lưới, tạo việc làm cho nhiều hội viên, nông dân.

TPHG là đô thị miền núi, kinh tế trọng tâm là phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch (chiếm tỷ trọng trên 77% cơ cấu kinh tế). Song, bằng sự năng động, sáng tạo, những nông dân thành thị đã và đang góp phần làm cơ cấu nội bộ ngành Nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng.

Hiện nay, TPHG có tỷ lệ nông dân chiếm 26,7% tổng dân số toàn thành phố. Trong đó, 90% hộ SXNN và 10% số hộ kinh doanh dịch vụ. Xác định nông dân giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, do vậy, bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, Hội Nông dân TPHG đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững. Vận động hội viên thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm sở thích. Đồng thời, phát triển đa dạng các sản phẩm chất lượng, tạo ra giá trị thu nhập cao; đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm, nguyên vật liệu cho phát triển hàng hóa, sản phẩm du lịch của thành phố.

Cùng với nội dung trên, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nhiều hội viên nông dân đã đầu tư máy móc, đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt 86%, góp phần nâng cao hiệu quả SXNN. Không những vậy, qua các phong trào thi đua như: Nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng… đã xuất hiện nhiều cách làm hay, hiệu quả và điển hình tiên tiến. Ví như Mô hình Dịch vụ và Du lịch sinh thái Trường Xuân của hội viên Vũ Ngọc Hải (phường Quang Trung) cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương; trong đó, 5 hội viên nông dân có việc làm thường xuyên. Hay mô hình Chợ lao động tổ chức tại chợ phiên xã Phương Độ, hàng năm giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn trong lúc nông nhàn để tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.

 Nhiều hội viên nông dân mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ, tạo thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Điển hình như việc trồng ổi của hội viên Vũ Văn Kiệm, Vũ Thị Thơm (phường Quang Trung), Đoàn Hồng Tự (xã Ngọc Đường); nuôi trên 600 tổ ong lấy mật của hội viên Nguyễn Hữu Quân, Thèn Văn Sinh (phường Quang Trung). Không những vậy, từ năm 2013 đến nay, nhiều hội viên nông dân còn tích cực tham gia thực hiện Dự án Vành đai thực phẩm hàng hóa an toàn, chất lượng của thành phố. Theo đánh giá từ phòng chuyên môn: Dự án này đã và đang phát huy hiệu quả trên cả 3 phương diện KT - XH và môi trường. Đến nay, tổng diện tích rau chuyên canh của thành phố đạt 107 ha, trong đó có 4,2 ha rau công nghệ mới và 12,4 ha rau sản xuất theo quy trình VietGAP, cho sản lượng trên 2.000 tấn/năm; lợi nhuận đạt trên 180 triệu đồng/ha/năm. Điển hình như việc sản xuất rau an toàn tại tổ 8, 9 phường Ngọc Hà và thôn Tà Vải (xã Ngọc Đường)…

Đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHG cho biết: Mặc dù ngành Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Nhưng quan điểm lãnh đạo của Đảng bộ thành phố là tỷ trọng nhỏ nhưng giá trị tuyệt đối phải lớn. Tức là tăng năng suất, chất lượng và nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác… Thực tiễn cho thấy, SXNN của thành phố đã và đang phát triển mạnh theo chiều sâu. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực; chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao, lên đến 48,6% trong cơ cấu nông, lâm nghiệp. Năm 2017, tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của thành phố đạt 267,5 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm bình quân/ha đất trồng cây hàng năm đạt 84,4 triệu đồng/năm. Cá biệt, có diện tích cho thu giá trị sản phẩm đạt đến 500 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, chất lượng cuộc sống của đại bộ phận nông dân từng bước được nâng cao. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người đạt 41,3 triệu đồng/năm (tăng 26,3 triệu đồng so với năm 2012). Không những vậy, trong tổng số 3.168 hội viên nông dân toàn thành phố, số hộ khá, giàu đã chiếm 41,6%. Từ năm 2012 đến nay, toàn thành phố có 2.269 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Trong đó, 28 hộ là hộ SXKD giỏi cấp T.Ư, 189 hộ SXKD giỏi cấp tỉnh…

Bằng phương châm hành động: Đoàn kết, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội và chất lượng các phong trào nông dân; bao cán bộ, hội viên nông dân và tầng lớp nông dân trên địa bàn thành phố Hà Giang đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng giá trị tuyệt đối của lĩnh vực SXNN trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Trên cơ sở đó, góp phần xây dựng thành phố Hà Giang trở thành thành phố du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái có môi trường sống hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả Chương trình "Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới" ở Đồng Văn

BHG - Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa tại các xã biên giới. Trong đó, Chương trình "Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới" triển khai thí điểm tại 2 xã Phố Cáo và Lũng Cú (Đồng Văn) là một nội dung trong Đề án "Phát huy năng lực cộng đồng hỗ trợ phát triển bền vững KT-XH, góp phần củng cố QP-AN các xã biên giới đất liền" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

22/06/2018
Cam, chè - cây "mũi nhọn" ở Tiên Kiều

BHG - Về xã Tiên Kiều, đến các thôn Giàn Thượng, Giàn Hạ, Kim Thượng, Thượng Cầu..., đâu đâu cũng thấy những vườn cam Sành tươi tốt, trĩu quả và những đồi chè tua tủa búp non vươn lên đón nắng. Người dân trong xã cho biết, cây cam Sành và cây chè đã, đang làm thay đổi mảnh đất Tiên Kiều.

 

22/06/2018
Hoàng Su Phì tích cực mở rộng diện tích trồng cỏ chăn nuôi

BHG - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về "Đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp năm 2018 đạt 32%" và để phát triển bền vững đàn đại gia súc, thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã, đang tìm nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của huyện đến thời điểm hiện nay mới chỉ có hơn 2 nghìn ha, chủ yếu cỏ Voi và cỏ Guatemala. 2 giống cỏ này có thời gian sinh trưởng chậm, chất lượng không cao, dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt trong mùa Đông.

 

21/06/2018
Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quang Bình

BHG - Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đến nay, huyện Quang Bình đã giải ngân cho 614 hộ vay, với tổng kinh phí trên 64 tỷ đồng. Nhờ đó, tạo động lực giúp người dân mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh như: Cam, chè, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi trâu, bò, lợn hàng hóa…

 

21/06/2018