Nhiều vùng sản xuất tập trung với sản phẩm sạch

16:42, 01/05/2018

BHG - Đại hội Đảng bộ huyện Đồng Văn lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung dựa trên thế mạnh, lợi thế so sánh của mỗi vùng miền. Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, mục tiêu đề ra, huyện đã ban hành chương trình, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện theo từng năm. Kết quả sau hơn 2 năm triển khai, bước đầu đã tạo ra những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với nhiều sản phẩm chất lượng sạch, mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho người dân.

Gia trại nuôi dê của gia đình anh Hoàng Văn Hưởng, xã Ma Lé (Đồng Văn).
Gia trại nuôi dê của gia đình anh Hoàng Văn Hưởng, xã Ma Lé (Đồng Văn).

Bước vào triển khai thực hiện nhiệm vụ Tái cơ cấu nông nghiệp, huyện Đồng Văn xác định rõ những khó khăn, thách thức, từ đó có giải pháp, hướng tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nền nông nghiệp sạch, ưu tiên việc đảm bảo an ninh lương thực thông qua duy trì, mở rộng diện tích gieo trồng các cây trồng như ngô, lúa theo hướng thâm canh; thực hiện các mô hình trình diễn, tập huấn theo hướng “Cầm tay chỉ việc” cho nhân dân. Đến hết năm 2017, Đồng Văn tăng diện tích trồng ngô toàn huyện lên 6.294,6 ha, với  năng suất bình quân đạt 35,29 tạ/ha; 801,5 ha lúa, năng suất đạt 58 tạ/ha; nâng tổng sản lượng lương thực đạt trên 27,4 nghìn tấn; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha hàng năm đạt 33,1 triệu đồng. Trong chăn nuôi, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04, ngày 8.4.2016 về phát triển chăn nuôi, với quan điểm toàn diện, đa dạng, tạo khâu đột phá, trong đó chú trọng phát triển các loại con giống bản địa giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh. Vận dung linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện; tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 209 và Nghị quyết 86 của HĐND tỉnh về hỗ trợ vốn vay phát triển đàn bò, ong. Qua đó đã thẩm định, phê duyệt cho 315 hộ dân vay vốn, với kinh phí hơn 26.930 triệu đồng; giải ngân 289/315 hộ với tổng dư nợ 23.325 triệu đồng/19 xã, thị trấn. Đến nay, toàn huyện đã có 100.990 con gia súc; trên 410.000 con gia cầm; phát triển đàn ong nội lên tới 8.000 đàn. Cùng đó là triển khai quyết liệt công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho đàn bò, ủ chua thức ăn cho gia súc trở thành điểm sáng về áp dụng khoa học kỹ thuật. Tính đến tháng 3.2018, toàn huyện TTNT được trên 1.500 con, vượt 300 con so kế hoạch tỉnh giao, vượt 110 con so kế hoạch huyện giao. Thực hiện có hiệu quả chương trình trồng cây lê hàng hóa với trên 70 ha; xây dựng được gần 50 gia trại, trang trại chăn nuôi gia súc...

Cây Lê - một trong “3 cây” được huyện xác định là cây chủ lực để XĐGN, đang được người dân xã Phố Cáo phát triển mạnh.
Cây Lê - một trong “3 cây” được huyện xác định là cây chủ lực để XĐGN, đang được người dân xã Phố Cáo phát triển mạnh.

Đặc biệt, huyện đã tập trung khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, qua đó quy mô và phạm vi đầu tư sản xuất, kinh doanh ngày một được mở rộng, có sự đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, tập trung vào chế biến sâu các mặt hàng nông sản để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, tạo sự đột phá trong việc liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Nhiều HTX đã chú trọng sản xuất theo hướng an toàn, xây dựng thành công thương hiệu, nhãn mác cho sản phẩm, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, điều này đã làm chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở khu vực nông thôn, tiêu biểu như: HTX Thành Công, thôn Bản Mồ, thị trấn Đồng Văn với sản phẩm ớt gió ngâm tỏi; HTX dịch vụ tổng hợp toàn thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng với sản phẩm rau bắp cải trái vụ theo tiêu chuẩn VietGap; HTX Nông - lâm nghiệp Hoa Đá, thị trấn Đồng Văn với sản phẩm trưng cất rượu, chế biến trà uống từ hạt Tam giác mạch đắng; HTX Bắc - Nam với sản phẩm bánh, kẹo Tam giác mạch; HTX Đoàn Kết, HTX dịch vụ tổng hợp Sà Phìn với sản phẩm thịt bò khô, sấy; HTX Phong Hưởng với sản phẩm mật ong Bạc hà...

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn: Trong quá trình triển khai, thực hiện Tái cơ cấu nông nghiệp còn gặp những khó khăn do nguồn lực đầu tư ít; quy mô, lĩnh vực sản xuất nhỏ; sự phối hợp, liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, chưa tạo được bước chuyển biến mạnh mẽ. Số lượng các trang trại, gia trại chưa đạt chỉ tiêu; chương trình đầu tư có thu hồi chưa đạt hiệu quả như mong đợi... Đây cũng là những vấn đề huyện Đồng Văn thẳng thắn nhìn nhận để đánh giá, có giải pháp khắc phục trong nửa cuối nhiệm kỳ còn lại, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ huyện đề ra ở mức cao nhất.

Bài, ảnh:  HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ Phụ nữ tiểu thương chợ Ngọc Hà

BHG - Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng ủy phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Ngọc Hà đã thực hiện tốt các phong trào thi đua, các mô hình và câu lạc bộ, tổ, nhóm trên địa bàn, gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của hội viên (HV), phụ nữ. Trong đó, phải kể đến mô hình Tổ Phụ nữ tiểu thương (PNTT) chợ Ngọc Hà là mô hình tiêu biểu đã và đang khơi dậy tinh thần lao động cần cù, đoàn kết, nâng cao đạo đức kinh doanh của chị em HV.

 

30/04/2018
Người đảng viên dám nghĩ, dám làm

BHG - Đến thăm trang trại của anh Hà Ngọc Dân, sinh năm 1990, trú thôn Bảo An, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), khi anh đang chuẩn bị cỏ cho đàn bò. Anh Dân vui vẻ chào khách và mời vào nhà, đồng thời cũng luôn tay tranh thủ chuyển nốt cỏ vào khu chuồng bò. Người dân thôn Bảo An nhận xét, anh Dân là một đảng viên trẻ, luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động Đoàn, công tác xã hội ở địa phương, đồng thời mạnh dạn vay vốn theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh để đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi bò sinh sản, lợn, gà. Tạm dừng công việc đang làm, qua trò chuyện, tôi được biết anh Hà Ngọc Dân là một đảng viên năng động. Anh được kết nạp đảng vào năm 2012. 

30/04/2018
Xã Bạch Ngọc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp

BHG - Bạch Ngọc là xã vùng III của huyện Vị Xuyên, xã hiện có 871 hộ với gần 4.100 khẩu, sinh sống ở 9 thôn, bản. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của xã chiếm 58,6%. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh, cấp ủy, chính quyền xã đã xác định các loại cây, con thế mạnh của địa phương; từ đó, tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác; góp phần xóa đói, giám nghèo, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.

 

30/04/2018
Nỗ lực triển khai nhiệm vụ thu thuế xuất, nhập khẩu

BHG - Theo kế hoạch, năm 2018, Cục Hải quan được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu 230 tỷ đồng thuế xuất, nhập khẩu (XNK) trên địa bàn Hà Giang và Tuyên Quang. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, ngay từ đầu năm, Cục đã xây dựng và triển khai chương trình công tác trọng tâm; kế hoạch cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách; tích cực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

 

30/04/2018