Bảo tồn cây chè cổ thụ ở thôn Phiêng Luông

09:10, 04/05/2018

BHG - Có tuổi đời trên 100 năm, những cây chè cổ thụ tại thôn Phiêng Luông, xã Phiêng Luông (Bắc Mê) thân to, cao 5 - 6 m, rất quý. Tuy nhiên, do người dân chưa biết cách chăm sóc đúng quy trình nên vườn chè cổ đang ngày một lụi tàn, cả thôn hiện chỉ còn hơn 100 cây.

Những cây chè Shan tuyết cổ thụ còn sót lại ở thôn Phiêng Luông.
Những cây chè Shan tuyết cổ thụ còn sót lại ở thôn Phiêng Luông.

Thôn Phiêng Luông có khí hậu quanh năm mát mẻ, đất tơi xốp, rất thích hợp phát triển cây chè. Mọc giữa rừng sâu, bên cạnh dòng suối mát đã giúp cây chè phát triển tốt, hương thơm, nước chè xanh, vị ngọt, đắng hòa quyện, rất quyến rũ... Thế nhưng, đối với người dân thôn Phiêng Luông, chè cổ thụ hiện chỉ có giá trị tạo bóng mát cho đồng bào ngồi nghỉ mỗi khi đi làm nương.

Vườn chè cổ thụ cách trung tâm xã Phiêng Luông hơn 10 km và mất thêm 30 phút đi bộ dọc bờ suối mới tới. Vườn chè cổ nằm trọn ở một thung lũng, có dòng suối chảy qua và được rừng già bao bọc. “Từ khi chúng tôi tới đây, vườn chè đã có rồi, trước nhiều lắm, một số người dân hái về uống, một phần bán ngoài chợ. Nhưng sau này, nhiều hộ đã chặt bỏ chè cổ thụ, lấy đất trồng ngô. Những cây chè còn lại chủ yếu lấy bóng mát và một năm thu hái một lần vào mùa Xuân...”, anh Cử Mí Lúa, người dân làm nương tại đây cho biết.

Đánh giá về chất lượng và tiềm năng của cây chè, anh Thiều Sỹ Hồng, cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp của xã cho biết: “Chè cổ thụ tại đây được sinh trưởng ở nơi khí hậu lạnh, là giống chè Shan tuyết cổ nên chất lượng tốt, vị đậm và thơm. Nhưng do bà con chưa nhận thấy giá trị và thiếu kinh nghiệm chăm sóc, thu hái, chế biến chè nên năng suất, chất lượng giảm. Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện đã nhiều lần xuống kiểm tra, lấy mẫu, nhân giống chè, nhưng không khả dụng”.

Chủ tịch UBND xã Phiêng Luông, Sùng Mí Nhù trăn trở: “Điều đầu tiên cần thực hiện đó là tìm đầu ra cho sản phẩm, sau đó khôi phục, phát triển và nhân rộng giống chè cổ; tổ chức các lớp tập huấn cho bà con về cách trồng, chăm sóc... Nhưng cái khó nhất vẫn là cho bà con thấy được lợi ích, tự chủ động đưa cây chè vào chương trình phát triển kinh tế, như vậy những cây chè cổ mới có thể duy trì và phát triển...”.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo sinh kế cho người dân từ phát triển du lịch cộng đồng

BHG - Hoàng Su Phì – mảnh đất miền Tây đầy nắng, gió của tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Ngoài danh lam, thắng cảnh ruộng bậc thang kỳ vĩ, nơi đây còn có những đồi chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, những đỉnh núi cao trên 2 nghìn m so với mực nước biển và nhiều cung đường hiểm trở, thuận tiện cho việc phát triển du lịch mạo hiểm, khám phá. Những yếu tố đó đã, đang trở thành lợi thế riêng, giúp địa phương mở hướng phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ), tạo sinh kế cho người dân.

 

30/04/2018
Nỗ lực triển khai nhiệm vụ thu thuế xuất, nhập khẩu

BHG - Theo kế hoạch, năm 2018, Cục Hải quan được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh giao chỉ tiêu thu 230 tỷ đồng thuế xuất, nhập khẩu (XNK) trên địa bàn Hà Giang và Tuyên Quang. Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, ngay từ đầu năm, Cục đã xây dựng và triển khai chương trình công tác trọng tâm; kế hoạch cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Trong đó, tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách; tích cực phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

 

30/04/2018
Sính Mí Pó làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp

BHG - Đoàn viên Sính Mí Pó, sinh 1984, sống tại thôn Há Lìa, xã Sủng Thài (Yên Minh) là người năng động phát triển kinh tế gia đình từ mô hình tổng hợp (trồng cỏ, chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn đen, trồng rau sạch) cho thu nhập cao. Thôn Há Lìa địa bàn rộng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác rau màu. Anh Pó đã tận dụng những thuận lợi này để trồng các loại rau sạch. Với diện tích 0,5 ha, tùy theo mùa, anh trồng các loại rau như: Su hào, bắp cải, súp-lơ, cà chua, đậu Cô ve… Đất màu mỡ, nên anh chỉ cần bón thêm phân chuồng và không mất quá nhiều công chăm sóc; mỗi vụ anh Pó cũng thu được tiền triệu từ bán rau, đậu.

04/05/2018
Quản Bạ siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật

BHG - Sản xuất nông nghiệp sạch hiện đang là hướng đi tất yếu, do vậy công tác quản lý việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được huyện Quản Bạ luôn quan tâm, chú trọng và hướng tới phát triển nông nghiệp hữu cơ, bền vững. Thuốc BVTV có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nên nhưng trước đây, trên địa bàn huyện Quản Bạ vẫn có tình trạng buôn bán thuốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, Hạng Dương Thành, cho biết: Để công tác quản lý, sử dụng thuốc BVTV nói chung và thuốc diệt cỏ luôn được huyện quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật.

04/05/2018