Thành phố Hà Giang đột phá về ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất

08:47, 11/04/2018

BHG - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đột phá về ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) vào sản xuất trên địa bàn thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điều này góp phần đưa thành phố Hà Giang dần phát triển toàn diện, trở thành vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Trồng Dưa chuột trong nhà lưới tại xã Phương Thiện.
Trồng Dưa chuột trong nhà lưới tại xã Phương Thiện.

Để tạo ra bước đột phá trong ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất, thành phố Hà Giang đã đặc biệt chú trọng việc đưa cơ giới hóa nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, hạ giá thành, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt gần 75%, hệ thống tưới nhỏ giọt, phun mưa đạt gần 15%, diện tích được cắt gặt bằng máy đạt gần 43%, lúa được tuốt đập bằng máy đạt 82%, khâu vận chuyển đạt  72%...

Hệ thống nhà lưới trồng rau an toàn tại xã Phương Thiện.
Hệ thống nhà lưới trồng rau an toàn tại xã Phương Thiện.

Về ứng dụng KHKT&CN trong phát triển sản xuất nông nghiệp theo công nghệ mới, Phòng Kinh tế đã tham mưu, đề xuất UBND thành phố tiếp tục triển khai mới và duy trì trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Phương Thiện, với diện tích 4,2 ha, gồm 17 nhà lưới. Tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng, bước đầu mô hình đã có hiệu quả, cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm rau như Măng tây, Dưa chuột... đảm bảo an toàn chất lượng. Ngoài ra, thành phố đang rà soát đất đai, xúc tiến đầu tư quy hoạch khu Nà Ngù, tổ 3, phường Quang Trung xây dựng Dự án ứng dụng KHKT&CN mới vào trồng trọt, chăn nuôi kết hợp công nghệ sơ chế, bảo quản trên diện tích dự kiến 10 ha, công suất thiết kế 500 tấn rau, 100 tấn lợn, 10 tấn gà/năm. Sản phẩm đầu ra gồm các loại rau, củ, quả, thực phẩm an toàn theo chuẩn VietGAP. Quy mô kiến trúc xây dựng: Đầu tư các khu chuồng trại chăn nuôi, nhà lưới, hệ thống tưới phun tự động, khu sơ chế, đóng gói, cấp đông chậm, hệ thống điện, đường giao thông nội bộ, camera giám sát quá trình sản xuất… kinh phí dự kiến trên 15 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Thị Út, Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Thực hiện ứng dụng KHKT&CN trong phát triển vành đai thực phẩm nông nghiệp, sản phẩm chuyên sâu gồm các loại rau, thịt gia cầm, thịt lợn sản xuất theo hướng an toàn phục vụ du lịch… thành phố đang duy trì trồng, chăm sóc trên 80 ha rau chuyên canh, sản lượng ước đạt 2.160 tấn, giá trị 180 triệu đồng/ha/vụ. Các hộ dân đã ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và cung cấp cho 206 cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, thành phố đang đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm đặc thù, đặc sản, nổi bật như mô hình chăn nuôi gà giống, gà ri, quy mô 1 nghìn con/2 hộ; bò 50 con/1 hộ tại tổ 3, phường Quang Trung; nuôi lợn đen 2 mô hình, quy mô 100 con/lứa/2hộ kết hợp trồng rau, cây ăn quả tại tổ 8, phường Quang Trung và thôn Châng, xã Phương Thiện.

Với mục tiêu xây dựng Ngọc Đường thành xã điển hình, kiểu mẫu phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng đưa KHKT&CN vào sản xuất,  UBND thành phố đã xây dựng kế hoạch giao địa phương phối hợp chặt chẽ với phòng, trạm chuyên môn của thành phố hướng dẫn kỹ thuật triển khai thực hiện. Đến nay, xã Ngọc Đường đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi diện tích trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng mía được trên 27 ha; rau chuyên canh trên 5 ha... cho thu nhập tăng gấp 3 - 4 lần. Cũng tại xã Ngọc Đường, có 30 hộ đã tự chỉnh trang khuôn viên, đầu tư làm dịch vụ Homstay, nhiều hộ hiến đất, đóng góp ngày công xây dựng mới cổng Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Bản Tùy và các điểm tham quan như Ao sen Bản Tùy, xây dựng Làng nghề “Bánh chưng gù” thôn Bản Tùy sản lượng 3.000 - 5.000 chiếc/ngày, tạo việc làm cho 120 hộ, góp phần phục vụ du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái. Hiện giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất canh tác hàng năm của xã Ngọc Đường đã đạt 90 triệu đồng...

Về nhiệm vụ tiếp theo, đồng chí Nguyễn Danh Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang cho biết: Thực hiện đột phá về ứng dụng KHKT&CN vào sản xuất, thành phố tiếp tục mở rộng và phát triển vành đai thực phẩm nông nghiệp, với các sản phẩm chuyên sâu để phục vụ du lịch. Tăng cường quản lý nhà nước và có cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển vành đai thực phẩm. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp, HTX sản xuất nông, lâm nghiệp và các hộ dân thực hiện ứng dụng KHKT&CN mới tại thôn Tiến Thắng, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện. Đặc biệt, tiếp tục chỉ đạo thực hiện Đề án xã Ngọc Đường trở thành xã điển hình kiểu mẫu về phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 theo đúng lộ trình.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khắc phục sự cố sạt lở đê Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2, việc hôm nay chớ để ngày mai

BHG - Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Lô 2, thôn Làng Mới, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) do Công ty TNHH Thanh Bình làm chủ đầu tư, công suất lắp máy 28MW được khởi công từ năm 2014. Đến nay, nhà máy đang trong quá trình vận hành thử, dự kiến đến hết tháng 4 sẽ chính thức hòa lưới điện. Tuy nhiên, trong quá trình tích nước, nhiều đoạn bờ đê bao xuất hiện vết nứt lớn, mực nước thẩm thấu qua thân đê làm sạt lở đất ruộng, gây ngập úng một phần diện tích hoa màu của người dân.

 

11/04/2018
Lời giải "bài toán" phát triển kinh tế bền vững ở thị trấn Vĩnh Tuy

BHG - Năm nay, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) xác định: Phát triển kinh tế đô thị và sản xuất nông nghiệp chất lượng cao là hướng đi chủ đạo của nền kinh tế. Theo các đồng chí lãnh đạo thị trấn: Thuận lợi đầu tiên để phát triển kinh tế đô thị đó là Vĩnh Tuy nằm ngay "cửa ngõ" vào tỉnh. Vì vậy, thị trấn lấy điểm đón khách làm nơi giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương thông qua các gian hàng trưng bày sản phẩm chè Shan tuyết VietGap, cam Sành hữu cơ, Rượu nếp mem lá, cá Chiên sông Lô... Những hàng hoá đặc sắc sẽ trở thành các "sứ giả" mời đón khách đến với thị trấn.

 

10/04/2018
Tiếng kêu cứu từ dòng suối sảo

BHG - Trước đây, dòng suối Sảo trong xanh, uốn lượn hiền hòa chảy dài hơn 10 km qua địa bàn 2 xã Ngọc Minh, Bạch Ngọc (Vị Xuyên), là nguồn thủy lợi dồi dào tưới tiêu cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân 2 xã trên. Nhưng vài năm gần đây dòng suối này bị "chết dần chết mòn" do bùn, đất, chất thải từ việc khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn xã Ngọc Minh vùi lấp. Dòng suối Sảo đang bị "bức tử" gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân.

 

10/04/2018
Đảng bộ thị trấn Vị Xuyên xây dựng phong cách, tác phong người đứng đầu

BHG  - Thực hiện việc đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" về xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, chuyên đề năm 2018, Đảng bộ thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các chi bộ trực thuộc gắn với nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị. Đảng bộ thị trấn Vị Xuyên hiện có 618 đảng viên, sinh hoạt ở 30 chi bộ trực thuộc...

09/04/2018