Hà Giang

Đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi tập trung ở Xín Mần

08:30, 20/04/2018

BHG - Nhằm phát huy có hiệu quả thế mạnh của địa phương, khuyến khích, thu hút đầu tư của nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực nông nghiệp, năm 2018, huyện Xín Mần thực hiện tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi đạt trên 36%. Trước mục tiêu này, huyện đang dồn mọi nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi; đặc biệt, ưu tiên cho các gia trại, trang trại có quy mô tập trung.

Gia trại chăn nuôi bò sinh sản của gia đình anh Bùi Xuân Tuyên, thôn Cốc Cam, xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần phát triển ổn định.
Gia trại chăn nuôi bò sinh sản của gia đình anh Bùi Xuân Tuyên, thôn Cốc Cam, xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần phát triển ổn định.

Năm nay, huyện Xín Mần phấn đấu tăng trưởng tổng đàn gia súc đạt 133.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại khoảng 4.450  tấn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 291 tỷ đồng. Đồng thời, duy trì, phát triển ổn định 37 trang trại, gia trại chăn nuôi hiện có và phát triển thêm 3 gia trại trâu, bò từ 30 con trở lên; 2 mô hình chăn nuôi gia cầm - thủy cầm có quy mô 500 con trở lên; 4 gia trại gia trại chăn nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản; 3 gia trại chăn nuôi dê. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện 2 chợ gia súc tại thị trấn Cốc Pài và chợ thôn Trung Thành xã Khuôn Lùng. Xây dựng 2 chợ mới ở thôn Hậu Cấu, xã Chí Cà và xã Quảng Nguyên. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo, kết hợp với bình tuyển đàn trâu, bò giống gắn với tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y, tiêm phòng cho gia súc. Để đảm bảo nguồn thức ăn trong chăn nuôi, huyện chuyển đổi 420 ha đất nương trồng cây lượng thực kém hiệu quả sang trồng cỏ.

Từ đầu năm đến nay, tổng số hộ thực hiện vay vốn mua trâu, bò là 697 hộ, với số tiền trên 41 tỷ đồng. Đồng chí Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần khẳng định: Quan điểm của huyện là vận dụng linh hoạt các chính sách theo Nghị quyết số 209 và số 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; Nghị định số 75 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; chính sách hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a và Chương trình 135. Trên cơ sở đó, Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi. Phát huy vai trò của các Trạm Chăn nuôi - thú y, Trạm Khuyến nông trong tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật sản xuất; phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Anh Bùi Xuân Tuyên, thôn Cốc Cam, xã Tả Nhìu cho biết: Thông qua Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh, tháng 4.2017, anh vay 100 triệu đồng không lãi trong 3 năm, cùng nguồn vốn của gia đình tích cóp được để mua bò nuôi. Anh đầu tư 250 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, vững chắc và 340 triệu đồng mua 20 con bò sinh sản. Tận dụng đất nương sẵn có, anh trồng 5 ha cỏ lấy nguồn thức ăn cho chăn nuôi; hiện, đàn bò đã sinh được 5 nghé con. Về kinh nghiệm nuôi, anh Tuyên chia sẻ: Trước tiên, người nuôi cần phòng, chống dịch bệnh theo định kỳ; áp dụng kiểu chuồng nuôi thoáng mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông. Trồng các loại cỏ có năng suất, chất lượng cao, giàu chất đạm; bảo quản, dự trữ đúng kỹ thuật để có đủ thức ăn cho gia súc trong mùa khô; đàn bò của gia đình anh được sinh sản bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Sắp tới, anh dự định vay vốn mua thêm 20 con bò sinh sản; nâng quy mô gia trại lên 50 con.

Ngoài phát triển đàn trâu, bò đạt 33.210 con, tăng 6,45% so với năm 2017; huyện Xín Mần còn tập trung tăng tổng đàn gia cầm, thủy cầm lên 561.200 con. Theo đánh giá, 4 gia trại gà có quy mô 1.000 con/gia trại đang triển khai ở các xã: Bản Ngò, Tả Nhìu, Khuôn Lùng, Quảng Nguyên được đánh giá cao, mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi. Để tương xứng với tiềm năng của địa phương, năm 2018, thị trấn Cốc Pài và xã Nà Trì là những cơ sở tiếp tục được đầu tư nhân rộng mô hình chăn nuôi gà gia trại. Đây sẽ là nền tảng, tạo tiền đề thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa an toàn cùng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường mà huyện Xín Mần định hướng trong những năm tới.

Bài, ảnh: MỘC LAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả thiết thực từ Dự án LRAMP

BHG - Ngày 2.3.2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 330/QĐ-TTg phê duyệt danh mục Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án LRAMP) vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB). Hà Giang nằm trong những tỉnh được triển khai Dự án này. Dự án LRAMP có tổng mức đầu tư gần 408,93 triệu USD, trong đó vốn vay WB 385 triệu USD, tương đương trên 8.664 tỷ đồng; vốn đối ứng của Chính phủ 538,58 tỷ đồng, tương đương 23,93 triệu USD. Nguồn vốn vay thực hiện cơ chế giải ngân theo kết quả. Dự án kéo dài trong giai đoạn 2016 – 2021 với 3 hợp phần...

20/04/2018
Vị Xuyên sau 2 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa và tạo việc làm ổn định cho nông dân, chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp; nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng Nông thôn mới,… là những mục tiêu chung của đề án. Sau hơn 2 năm thực hiện đề án giai đoạn 2016 – 2020, huyện Vị Xuyên đã đạt được những kết quả hết sức đáng mừng.

 

20/04/2018
Hoàng Su Phì hướng tới phát triển bền vững cây Thảo quả

BHG - Huyện Hoàng Su Phì hiện có trên 2 nghìn ha cây Thảo quả, trong đó,  diện tích cho thu hoạch là trên 1.270 ha, với sản lượng ước đạt khoảng 600-800 tấn quả tươi, giá trị trên 50 tỷ đồng. Những năm qua, cây Thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Thời điểm này, những rừng Thảo quả trên địa bàn huyện đang trong giai đoạn đâm chồi, ra hoa; một số diện tích bắt đầu đậu quả. Diện tích Thảo quả chủ yếu tập trung ở các xã: Hồ Thầu, Nậm Ty, Túng Sán, Tả Sử Choóng, Nậm Khòa, Bản Péo… 

20/04/2018
Thôn Lùng Hẩu giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống

BHG - Thôn Lùng Hẩu, xã Thái An (Quản Bạ) là thôn vùng cao thuần nông còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 80%. Những năm gần đây, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của xã, đồng bào trong thôn đã chuyển hướng, đẩy mạnh sản xuất mặt hàng đan lát; vừa giữ gìn làng nghề truyền thống, vừa góp phần tạo thu nhập ổn định. Cách trung tâm xã Thái An hơn 10 km, đường vào thôn Lùng Hẩu nhiều đoạn vẫn còn; khó khăn. Là thôn thuộc vùng núi đá cao, nên phát triển nông - lâm nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh việc canh tác nông nghiệp như: Trồng ngô, Tam giác mạch, chăn nuôi bò, dê,… 

20/04/2018