Hiệp định TM biên giới VN - TQ: tạo nên những khu KT vùng biên năng động

09:01, 06/03/2018

BHG - Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung góp phần chuyển dịch cơ cấu các tỉnh biên giới theo hướng tích cực, dần dần tạo nên những khu kinh tế vùng biên năng động. Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc có 16 điều, được Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc ký kết ngày 12/9/2016.

Hoạt động thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy
Hoạt động thương mại tại Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

Theo hiệp định, thương mại biên giới được thực hiện thông qua các cửa khẩu biên giới đất liền và khu (điểm) chợ biên giới được hai bên thỏa thuận nhất trí mở tại 7 tỉnh: Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên của Việt Nam và 2 tỉnh/khu Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Hoạt động tại các chợ biên giới của người và phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh; hàng hóa xuất nhập khẩu ra, vào các khu (điểm) chợ biên giới thông qua đường qua lại biên giới mà hai bên thỏa thuận mở. Hai bên nhất trí tăng cường phối hợp, áp dụng các biện pháp tích cực khuyến khích, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh, liên tục, ổn định.

Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc được ký kết từ năm 2016, thay thế cho hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới Việt – Trung năm 1998, tạo hành lang pháp lý đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Ước tính, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc sẽ đảm bảo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung hàng năm ở mức ổn định, bền vững khoảng 30%. Hiệp định này góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới, đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao vai trò của thương mại biên giới trong thương mại song phương.

Pv (tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tiếp thêm nguồn lực giúp người dân thoát nghèo

BHG - Trong năm nay, nguồn ngân sách Nhà nước tiếp tục dành hơn 1.356 tỷ đồng thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh với mong muốn: Giảm thêm từ 7.511 hộ nghèo trở lên, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,2%; riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm trên 6%; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới… Nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước rất quan trọng, nhưng để thoát nghèo, mỗi người dân, mỗi gia đình cần nỗ lực, biến ý chí, quyết tâm thoát nghèo thành hành động cụ thể.

 

28/02/2018
Đảm bảo tiến độ các dự án từ nguồn vốn ODA

BHG - Tính đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 21 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài được thực hiện. Trong đó, 6 dự án do UBND tỉnh là cơ quan chủ quản, 15 dự án do các bộ, ngành T.Ư làm chủ quản, chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; các dự án đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT - XH của tỉnh.

28/02/2018
Mở hướng liên kết và thu hút đầu tư

BHG - Tỉnh ta đang đổi mới, nỗ lực, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy tiềm năng, thế mạnh ở các lĩnh vực chủ lực như du lịch, nông nghiệp chất lượng cao và thu hút các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài. Nhằm biến tiềm năng thành "đòn bẩy" phát triển, tỉnh ta đã, đang triển khai nhiều giải pháp, mở hướng liên kết và thu hút đầu tư phát triển KT - XH…

27/02/2018
Bắc Mê phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH

BHG - Nhìn lại kết quả đạt được trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết của Đảng bộ huyện Bắc Mê năm 2017 cho thấy, bức tranh KT - XH ngày càng khởi sắc. Trong đó, có 74 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với nghị quyết; sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời; thu ngân sách trên địa bàn được trên 164 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch tỉnh giao. Công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn đạt 277 tỷ đồng...

26/02/2018