Lợi ích kép trong phát triển kinh tế rừng ở Bắc Quang

08:20, 02/02/2018

BHG - Trong năm qua, huyện Bắc Quang đã trồng mới trên 3.600 ha rừng kinh tế. Trồng rừng bằng giống chất lượng cao 1.437 ha, chăm sóc rừng trồng năm 1 - 2 trên 9.400 ha và khoanh nuôi, bảo vệ 1.496 ha; khai thác trên 62.000 m3 gỗ bóc... Có thể nói kinh tế rừng đã và đang mang lại nhiều lợi ích trong phát triển KT-XH tại Bắc Quang trong những năm gần đây.

Thực tiễn cho thấy, Bắc Quang hiện có rất nhiều cơ sở thu mua, chế biến gỗ rừng trồng (chế biến ván bóc, ván sàn kèm sản xuất đồ mộc…). Tất cả các cơ sở thu mua, chế biến gỗ đều thu hút một lượng lớn lao động tại chỗ. Thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3 – 4 triệu đồng/tháng. Nhiều xã, người dân đã vượt qua đói, nghèo dựa vào nghề rừng và thu nhập tổng hợp từ: Rừng + chăn nuôi mang lại. Có nhiều gia đình vượt qua nghèo khó làm giàu từ trồng rừng và kinh doanh dựa vào kinh tế vườn rừng...

Những cánh rừng keo xanh ngát trên đường đi xã Hữu Sản (Bắc Quang) đang mang lại nguồn thu lớn cho nhà nông.
Những cánh rừng keo xanh ngát trên đường đi xã Hữu Sản (Bắc Quang) đang mang lại nguồn thu lớn cho nhà nông.

Đánh giá của UBND huyện Bắc Quang cho thấy: Trồng rừng và phát triển kinh tế tổng hợp từ rừng trở thành cách làm hết sức hiệu quả tại các xã phía Đông sông Lô, Khu căn cứ cách mạng Trọng Con. Các xã: Kim Ngọc, Thượng Bình, Đức Xuân, Hữu Sản, Liên Hiệp, Vô Điếm gần như không đất trống. Màu xanh của rừng keo phía trên, cây ăn quả phía dưới, cỏ chăn nuôi đã phủ kín tất cả các đồi trọc, đất trống. Có nhiều nhóm hộ liên kết với nhau thuê đất trồng hàng trăm ha rừng keo. Nhiều ao cá, vườn cây bám vào các khe suối, vườn đồi tạo thành các trang trại tổng hợp giải quyết cơ bản việc làm cho hộ gia đình, mang lại thu nhập khá. Bí thư Đảng uỷ xã Kim Ngọc, Ma Trọng Luận cho biết: Trồng rừng, làm trang trại chăn nuôi tổng hợp đã giúp Kim Ngọc phát triển toàn diện cả về kinh tế, môi trường và công tác an sinh xã hội. Tiêu biểu nhất, tại thôn Xuân Trường có 81 hộ vừa làm rừng, vừa chế biến gỗ, vừa làm đồ mộc mỹ nghệ, vừa buôn bán đã trở thành thôn “duy nhất” trong xã, trong vùng Trọng Con không còn hộ nghèo.

Đi khảo sát thực tiễn tại các xã phía bờ Đông sông Lô cho kết quả: Nghề phát triển mạnh nhất, nhanh nhất chính là thu mua, chế biến gỗ bóc từ rừng trồng. Thị trường tiêu thụ gỗ bóc chính là Trung Quốc. Vừa gần, vừa tiện lợi về giao thông, thị trường nhập khẩu gỗ bóc Trung Quốc rộng lớn đã, đang tạo cho nghề chế biến gỗ bóc trong tỉnh phát triển. Cho nên, hầu hết các xã trong vùng phía Đông sông Lô đều có ít nhất từ 1 đến vài cơ sở chế biến gỗ bóc. Còn lại, một số ít xã lại có các cơ sở thu mua, chế biến gỗ thanh làm bao bì xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan. Nguyên liệu tại vùng, lao động tại chỗ, xuất khẩu trực tiếp đã mang lại nhiều cơ hội cho nghề rừng và trồng rừng tổng hợp. Lãnh đạo UBND huyện Bắc Quang đánh giá: Trồng rừng và phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, chế biến gỗ rừng trồng đã mang lại giá trị kép về lợi ích cho hàng ngàn hộ. Trong đó, lợi ích từ gỗ rừng trồng được khai thác, chế biến; lợi ích về chăn nuôi gia súc, gia cầm ngay dưới chân rừng trồng; lợi ích về môi trường, nguồn nước... Và chính nghề rừng đã góp phần làm cho KT-XH và môi trường huyện Bắc Quang trở nên mạnh hơn, giàu có hơn, xanh, sạch, đẹp, bền vững hơn bao giờ hết.

Kết quả phát triển kinh tế rừng ở Bắc Quang còn có sự định hướng, chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền. Kèm theo đó, Bắc Quang còn xây dựng chuyên đề cải tạo và chuyển đổi rừng, vườn tạp hết sức quyết liệt. Đi từ nhận thức đến cách làm, cách chỉ đạo xuyên suốt của các cấp, các ngành đã tạo chuỗi kết nối lẫn nhau cùng thực hiện. Ai đó đã nhận xét rằng: Màu xanh của rừng hôm nay chính là màu xanh của sự sống hồi sinh và phát triển bền vững.

Mục tiêu phát triển rừng năm 2018 được Bắc Quang đề ra: Tận dụng mọi nguồn lực về đất đai, sức lao động để trồng trên 3.000 ha rừng kinh tế (trồng luân phiên giữa khai thác, trồng lại, trồng mới). Khai thác và chế biến trên 70.000 m3 gỗ. Xây dựng các trang trại, gia trại, ao cá bền vững dưới chân rừng... Tiếp tục có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghề rừng, kinh tế rừng phát triển bền vững.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sôi động thị trường hàng hóa những ngày giáp Tết

BHG - Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, đây chính là thời điểm thị trường hàng hóa nhộn nhịp nhất trong năm. Hàng hóa tăng mạnh về số lượng, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua của người dân. Dạo quanh các chợ, cửa hàng, đại lý bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Giang, nhận thấy rõ sức mua hàng của người dân có dấu hiệu tăng từng ngày. Theo quan sát, ngoài các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, bánh, kẹo, mứt, bia, rượu,… 

31/01/2018
HTX rượu ngô Thanh Vân, giữ vững một làng nghề truyền thống

BHG - Huyện Quản Bạ được du khách xa gần biết đến không chỉ bởi thắng cảnh núi Đôi, mà ở đây còn nổi tiếng với đặc sản rượu ngô Thanh Vân. Trải qua bao thăng trầm của làng nghề và HTX rượu Thanh Vân, đến nay rượu ngô Thanh Vân dần khẳng định thương hiệu, giá trị, đồng thời sự hoạt động năng động của HTX đã và đang giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. 

31/01/2018
Đồng Văn, chưa có thiệt hại về gia súc do đói, rét

BHG - Tính đến hết tháng 1.2018, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 69.840 con đang phát triển ổn định. Mặc dù từ đầu mùa Đông năm nay trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài; nhiều vùng có băng giá, song toàn huyện chưa có trâu, bò bị chết do đói, rét. Đạt được kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống đói, rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.

31/01/2018
Thôn Mỏ Phàng phấn đấu trở thành điểm sáng vùng biên

BHG - Với mục đích xây dựng thôn Mỏ Phàng, xã Thượng Phùng (Mèo Vạc), có môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp, là điểm sáng trong thực hiện thực hiện nếp sống văn hóa của nhân dân các dân tộc khu vực biên giới, tháng 7.2017, UBND xã Thượng Phùng đã xây dựng Kế hoạch "Điểm sáng vùng biên về xây dựng nhà sạch, vườn đẹp gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh" tại thôn Mỏ Phàng. Sau một thời gian triển khai đã nhận được sự đồng lòng của người dân và có những kết quả đáng ghi nhận.

30/01/2018