Hoàng Su Phì hướng đến xây dựng mỗi xã một sản phẩm đặc trưng

09:29, 06/01/2018

BHG - Nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH, nâng cao đời sống cho người dân. Những năm gần đây, huyện Hoàng Su Phì đã, đang tích cực chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn xây dựng ít nhất một sản phẩm đặc trưng; dựa trên điều kiện và tiềm năng sẵn có của từng địa phương.

Là địa phương có lợi thế về cây chè Shan tuyết, hiện xã Thông Nguyên có trên 700 ha; sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 2,3 nghìn tấn. Cây chè ở đây chủ yếu ở độ cao trung bình từ 800 – 1.300 mét so với mực nước biển, nên có hương vị rất đặc biệt. Đồng chí Nguyễn Văn Chung, Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Hiện, xã đã có các sản phẩm như: Chè xanh, chè vàng và đặc biệt sản phẩm chè Shan tuyết của Hợp tác xã (HTX) chè Phìn Hồ (Fìn Hò Trà) được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài, khó đoán định được thị trường, nhất là trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay. Vì vậy, việc lựa chọn chè Shan tuyết là sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ giúp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. Việc đẩy mạnh liên kết trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp, HTX đã tránh được tình trạng sản phẩm làm ra bị chèn ép về giá cả, gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Bí thư Huyện ủy Hoàng Su Phì, Hoàng Hải Lý cho biết: Để triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030 theo chủ trương của tỉnh. BTV Huyện ủy đã thống nhất chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng sản phẩm đặc trưng phải đảm bảo 2 tiêu chí: Lợi thế về nguồn gốc, thế mạnh của địa phương và sản phẩm phải có tính bền vững. Trên cơ sở đó, các xã, thị trấn tiến hành lựa chọn, đăng ký sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tổng hợp, xây dựng phương án hỗ trợ 100% kinh phí cho các địa phương triển khai thực hiện. Hiện, huyện đang tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, nổi tiếng, có lợi thế cạnh tranh, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường như: Thảo quả xã Túng Sán, chè cao cấp xã Thông Nguyên, Mận máu xã Chiến Phố, quẩy tấu xã Thèn Chu Phìn, dược liệu Nậm Ty, lê xã Thàng Tín, mật ong xã Nam Sơn, rượu thóc xã Nàng Đôn, đậu tương xã Pố Lồ, du lịch Homestay xã Bản Luốc…

Cũng theo đồng chí Hoàng Hải Lý, để chương trình phát huy được hiệu quả, huyện sẽ tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ như: Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, đẩy mạnh sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm; trọng tâm là xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực, lợi thế của từng địa phương theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Việc phát triển mỗi xã một sản phẩm không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn có ý nghĩa trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng như: Giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng được những tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững tại địa phương.

Tin rằng, với quyết tâm của huyện Hoàng Su Phì trong thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới. Đồng thời, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất các sản phẩm đặc trưng, có lợi thế của địa phương, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông thôn một cách bền vững.

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhộn nhịp phiên chợ gia súc Hoàng Su Phì

BHG - Mỗi độ Tết đến, Xuân về, trên khắp nẻo đường vùng cao, đồng bào các dân tộc huyện Hoàng Su Phì lại náo nức xuống chợ. Khác với những ngày thường, chợ phiên gia súc cuối năm diễn ra tại thị trấn Vinh Quang đông vui, nhộn nhịp hơn. Mặc cho cái lạnh "cắt da cắt thịt", sương phủ dày đặc khắp lối đi, tờ mờ sáng, bà con các dân tộc Tày, Dao, Nùng, Mông từ các bản làng xa xôi đã đổ về chợ gia súc trung tâm thị trấn Vinh Quang để dự phiên cuối năm.

05/01/2018
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn

BHG - Ngày 3.1, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã có Công văn số 12/UBND-KTN về việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Công văn nêu rõ: Giao Sở Giao thông và Tài nguyên Môi trường phối hợp với các ngành liên quan rà soát tính pháp lý của các dự án đầu tư xây dựng công trình có thu hồi khoáng sản; chỉ tham mưu trình UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác để thu hồi khoáng sản trong khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét, chấp thuận bằng văn bản; 

05/01/2018
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Thị Minh Hạnh làm việc với Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam

BHG - Chiều 5.1, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam (SVF) do ông Phạm Duy Hiếu, Giám đốc SVF làm trưởng đoàn. Dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ngành, hội đoàn thể của tỉnh, Bí thư Huyện đoàn, Thành đoàn các huyện, thành phố.

05/01/2018
Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa - luôn nỗ lực "Vì Hà Giang phát triển"

BHG - Kết thúc năm hoạt động thứ 3 - 2017, với 3 hợp phần quan trọng, xuyên suốt gồm: Xây dựng năng lực phát triển định hướng thị trường, đầu tư phát triển hàng hóa phù hợp với người nghèo và Hợp phần điều phối, Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tiếp tục đạt kết quả đáng khích lệ. Những hoạt động của chương trình đã góp phần tích cực, làm thay đổi tư duy, cách làm của người dân, doanh nghiệp theo hướng liên kết xóa nghèo bền vững.

05/01/2018