Hà Giang

Dự án cải tạo giống ngựa cao nguyên - hướng đi mới ở huyện Quản Bạ

08:16, 17/01/2018

BHG - Ngựa là một trong những con thế mạnh được huyện Quản Bạ tập trung phát triển. Trong vài năm qua, Trung tâm Khuyến nông huyện đã thử nghiệm cải tạo thành công tầm vóc giống ngựa vùng Cao nguyên đá; góp phần nâng cao giá trị, năng suất cho người nuôi ngựa. Đồng thời, mở ra hướng đi mới cho việc phát triển chăn nuôi của địa phương.

Tới thăm gia đình ông Viên Văn Thình, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ là một trong những hộ đầu tiên tham gia Dự án “Lai tạo và phát triển đàn ngựa ở huyện Quản Bạ”. Ông Thình vui vẻ chia sẻ: “Nhà tôi nuôi ngựa từ nhiều năm rồi, tuy nhiên, trước đây chỉ có một con, đến khi ngựa lớn thì bán đi và lại nuôi con khác. Từ năm 2015, tôi tham gia dự án -  và được huyện hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi 20 triệu đồng để mua thêm một con ngựa cái về phối với ngựa đực giống mới thì thấy có hiệu quả. Ngựa con sinh ra có ngoại hình cân đối, màu lông đẹp, tầm vóc cao, thể trọng lớn hơn ngựa địa phương; khả năng chống bệnh tốt và dễ nuôi dưỡng. Ngựa nuôi sau 4 tháng đã được giá khoảng 11 triệu đồng, trọng lượng to bằng ngựa địa phương 6 tháng tuổi. Ngựa cái mỗi năm chỉ đẻ 1 lứa, song vẫn cho hiệu quả kinh tế nhanh hơn. Thấy việc lai giống ngựa mới có hiệu quả, tôi đã giới thiệu cho bà con trong thôn về cách lai giống ngựa này”. Mặc dù có những hộ nuôi ngựa trong thôn không tham gia dự án, song đã mang ngựa tới để lai giống và cũng nhận thấy ngựa con sinh ra có nhiều ưu điểm tốt.

Đàn ngựa của ông Viên Văn Thình, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ).
Đàn ngựa của ông Viên Văn Thình, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ (Quản Bạ).

Chia sẻ về Dự án cải tạo đàn ngựa, bà Hoàng Thị Thơm Hương, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông, Chủ nhiệm Dự án của huyện Quản Bạ cho biết: “Theo định hướng phát triển đàn ngựa của huyện, từ năm 2015, Trạm Khuyến nông đã triển khai dự án này; nhưng khó khăn là huyện không có ngựa đực giống đáp ứng đủ yêu cầu, nhiều hộ nuôi ngựa lâu năm nhưng  không có ngựa đực để phối giống nên không nuôi ngựa sinh sản. Trong khi giống ngựa địa phương lại khá nhỏ, chậm lớn. Để phát triển đàn ngựa giống địa phương và cải tạo được các ưu điểm về tầm vóc là trăn trở của đội ngũ làm dự án chúng tôi. Qua nhiều lần nghiên cứu, tìm hiểu thông tin, đi học hỏi ở các nơi; chúng tôi quyết định tìm ngựa đực giống lai 50% máu Cabadin tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi về lai với ngựa cái địa phương. Cái khó khi thực hiện phối giống là người chăn nuôi khó phát hiện thời gian động dục của ngựa cái, chúng tôi lại phải đi học hỏi ở các đơn vị về để triển khai. Sau khi thành công, sinh ra ngựa con có nhiều đặc điểm nổi trội như: Lớn nhanh, tầm vóc to, khỏe,  thích hợp với điệu kiện chăn nuôi ở địa phương; tỉnh thấy hiệu qua và đã giao cho Sở KH&CN triển khai tiếp trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2016 – 2018”.

Để mở rộng Dự án lai tạo và phát triển đàn ngựa tại huyện, Trạm Khuyến nông huyện tiếp tục thực hiện với kinh phí 3 tỷ 650 triệu đồng. Dự án đã chọn 5 ngựa đực giống lai 50% máu Cabadin đủ tiêu chuẩn để làm giống và cho lai với 150 ngựa cái địa phương đã được tuyển chọn tại các thôn Trúc Sơn, Nà Vìn, Nặm Đăm, Lùng Cúng thuộc xã Thanh Vân và Quản Bạ. Đến nay, đã phối giống cho 80 ngựa cái và sinh được 54 ngựa con; tỷ lệ giao phối thành công đạt trên 60%. Bên cạnh đó, huyện cũng có các cơ chế, chính sách hỗ trợ các hộ dân vay vốn có thu hồi để mua ngựa phát triển chăn nuôi trên địa bàn các xã.

Hiệu quả của dự án được thể hiện rõ, ngựa con sinh ra tỷ lệ sống cao hơn, sau từ 6 – 9 tháng, các hộ dân ơ các vùng lân cận đã đến đặt mua ngựa giống. Nhiều hộ có được ngựa con giống tốt nhưng không giữ lại được, vì giống ngựa lai có giá bán rất cao. Hiện, Dự án lai tạo và phát triển đàn ngựa trên địa bàn huyện Quản bạ đang mở ra hướng đi mới cho việc phát triển đàn ngựa của địa phương, cùng đó là tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi và gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thụ tinh nhân tạo - "đòn bẩy" phát triển chăn nuôi ở Mèo Vạc

BHG - Với mục tiêu hình thành các vùng chăn nuôi bò hàng hóa, nuôi lợn tập trung, thời gian qua, Mèo Vạc đã đẩy mạnh thực hiện phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho đàn gia súc. Từ đó, từng bước thay đổi nhận thức của người dân và tạo thêm động lực thúc đẩy chăn nuôi phát triển. 

17/01/2018
Cánh đồng mẫu sản xuất ngô vụ Đông tại Yên Định

BHG - Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vụ Đông thành vụ sản xuất đại trà để tăng hệ số sử dụng đất, hình thành tập quán sản xuất hàng hoá cho người dân, xã Yên Định (Bắc Mê) đã tổ chức triển khai mô hình "Cánh đồng mẫu" sản xuất ngô vụ Đông nhằm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân.

17/01/2018
Hiệu quả từ các chương trình nông nghiệp trọng tâm ở thành phố Hà Giang

BHG - Năm 2017, nhiều chỉ tiêu phát triển KT – XH của thành phố Hà Giang vượt so với kế hoạch; thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo của các xã ngoại thành giảm đáng kể; trên 90% người dân được khảo sát đều hài lòng về Chương trình xây dựng Nông thôn mới; những mô hình kinh tế "cũ" được thổi thêm làn gió mới từ các chương trình nông nghiệp trọng tâm.

16/01/2018
Vườn cây ăn quả tiền tỷ ở Yên Minh

BHG - Vườn cây ăn quả của gia đình ông Vàng Mìn Pao, thôn khai hoang Bản Vàng, xã Hữu Vinh có diện tích gần 7ha. Trong vườn đang có khoảng 1.300 cây ổi, lê Đài Loan 2 năm tuổi, trên 300 cây hồng Không hạt Lục Yên 10 năm tuổi, trên 2 nghìn cây mít Thái, trong đó có 50 cây đã cho thu hoạch. Ngoài ra, trong vườn nhà ông còn nhiều loại cây ăn quả khác được trồng xen như đu đủ, xoài… 

15/01/2018