Cần sớm có giải pháp đồng bộ, phát triển dược liệu bền vững

07:52, 18/01/2018

BHG - Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài dược liệu, tỉnh ta đang nỗ lực phấn đấu trở thành vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu, góp phần giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, cây dược liệu của tỉnh đang đứng trước nhiều thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp để phát triển bền vững.

Tỉnh ta hiện có trên 1.560 loài dược liệu, thuộc 824 chi, 202 họ; chiếm hơn 39% số loại dược liệu của cả nước; 51 loài cây thuốc quý, hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam; 97 loài nằm trong diện bảo tồn cấp Quốc gia. Toàn tỉnh có trên 10.800 ha dược liệu, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố với một số loài trồng chính như: Đan sâm, Đương quy, Atiso, Thảo quả, Hồi, Quế, Ý dĩ, Gừng, Nghệ, Đỗ trọng, Giảo cổ lam.

Trồng cây Atiso tại thôn Nà Khoang, xã Quản Bạ (Quản Bạ) giúp người dân nâng cao thu nhập.
Trồng cây Atiso tại thôn Nà Khoang, xã Quản Bạ (Quản Bạ) giúp người dân nâng cao thu nhập.

Tỉnh ta có diện tích đất lâm nghiêp lớn, với trên 383 nghìn ha đất có rừng, đây là lợi thế rất lớn để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, thảo dược dưới tán rừng. Bên cạnh đó, tỉnh ta còn là địa bàn cư trú của đồng bào 19 dân tộc, mỗi dân tộc lại có vốn tri thức bản địa về kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống, chế biến và sử dụng dược liệu địa phương. Một số loài trồng trên địa bàn tỉnh ta như Đương quy, Đỗ trọng, Bạch chỉ, Tam thất, Xuyên khung… được xác định có giá trị cao hơn so với trồng ở các địa phương trong khu vực. Đặc biệt, Cao nguyên đá Đồng Văn gia nhập mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu, đã góp phần quan trong thúc đẩy phát triển dược liệu gắn với du lịch.

Phát huy lợi thế này, tỉnh đã quy hoạch vùng sản xuất dược liệu; lập đề án phát triển dược liệu gắn với xóa đói, giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới tại 6 huyện 30a; ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp và người dân đầu tư trồng, chế biến dược liệu… Nhờ vậy, diện tích trồng dược liệu không ngừng tăng, nhiều doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đã đầu tư trồng, chế biến dược liệu như: Công ty Cổ phẩn phát triển dược liệu ANVY Hà Giang; Công ty Cổ phần Khoa học công nghệ Hà Giang; Công ty TNHH Y học bản địa; cơ sở sản xuất y học cổ truyền Bông Sen Vàng…

Tuy nhiên, việc phát triển dược liệu của tỉnh cũng gặp nhiều trở ngại do địa hình chia cắt mạnh, giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; cây dược liệu thường xuyên bị tác động của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, băng giá, thiếu nước vào mùa khô nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng. Người dân tuy có kinh nghiệm trồng dược liệu, nhưng quy mô manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược liệu còn hạn chế, việc đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến dược liệu chưa được chú trọng; công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen gặp nhiều khó khăn.

Nhằm khắc phục những hạn chế, đưa tỉnh ta trở thành vùng trọng điểm Quốc gia về dược liệu và cây dược liệu thực sự góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, bền vững cho người dân… ngành chức năng cần sớm đề xuất và triển khai những giải pháp đồng bộ, mang tính tổng thể nhưng phù hợp với thực tế địa phương.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước

BHG - Thành phố Hà Giang – trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là một trong năm địa phương nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh; vì vậy, nhiệm vụ thu – chi ngân sách luôn được cấp ủy, chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo sát sao và được các phòng, ban chức năng triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt; từ đó, đã thu được những kết quả đáng mừng.

18/01/2018
Công ty Xăng dầu Hà Giang thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế

BHG - Công ty Xăng dầu Hà Giang là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), tiền thân là Chi cục Vật tư Hà Giang được thành lập ngày 27.10.1967. Trải qua quá trình hoạt động kinh doanh, cùng với sự thay đổi của địa giới hành chính tỉnh, Công ty đã có thời kỳ sáp nhập, chia tách, đổi tên, thay đổi trụ sở và tên giao dịch; đến tháng 8.1995 Công ty chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam). 

18/01/2018
Nhộn nhịp Chợ gia súc Tráng Kìm

BHG - Đến Chợ gia súc Tráng Kìm, xã Đông Hà (Quản Bạ), họp vào thứ 5 hàng tuần mới thấy hết sự tấp nập, nhộn nhịp của phiên chợ. Để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, huyện đã xây dựng chợ dành riêng cho việc mua bán gia súc, với tổng kinh phí đầu tư hơn 900 triệu đồng. Chợ được thiết kế các khu vực buộc gia súc, bục dắt gia súc lên xuống xe, thuận tiện cho việc vận chuyển. 

18/01/2018
Bắc Quang thu hút doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp

BHG - Hiện nay, huyện Bắc Quang đã thu hút được 5 doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Lần đầu tiên trên địa bàn, các doanh nghiệp cùng với nông dân gia tăng sản xuất, cùng chia sẻ lợi ích để phát triển bền vững. 

18/01/2018