Hà Giang

Quản Bạ chú trọng nâng cao chất lượng mật ong

08:18, 20/12/2017

BHG - Huyện Quản Bạ có trên 3.500 đàn ong, với lợi thế nơi có hoa Bạc hà, các loại hoa rừng và cây dược liệu, rất thích hợp cho nghề nuôi ong phát triển; những năm gần đây, nghề nuôi ong đã mang lại lợi ích kinh tế cho người dân, con ong đã giúp các hộ dân vùng cao từng bước làm giàu. Nghề nuôi ong đã có từ lâu đời ở Quản Bạ, tuy nhiên trước đây người dân nuôi với quy mô nhỏ, lẻ, phục vụ nhu cầu gia đình. Mấy năm trở lại đây, nghề nuôi ong ngày càng phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi.

HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân đầu tư dây chuyền hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.
HTX Mật ong dược liệu Thanh Vân đầu tư dây chuyền hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đến thăm Hợp tác xã (HTX) Mật ong dược liệu Thanh Vân, xã Thanh Vân, do anh Tráng Thìn Lù làm Giám đốc, được biết: “HTX thành lập từ đầu năm 2017, có 10 thành viên, vốn điều lệ 500 triệu đồng. HTX đã đầu tư mua máy lọc, đăng ký nhãn mác, sản xuất ra sản phẩm có thương hiệu, đảm bảo an toàn vệ sinh. Hiện HTX có nhiều loại sản phẩm như: Mật ong Bạc hà giá 500 nghìn đồng/lít; mật ong dược liệu giá 400 nghìn đồng/lít; mật ong hoa rừng giá 300 nghìn đồng/lít”. Anh Lù chia sẻ, khi chưa tham gia HTX, nhà tôi đã nuôi ong, nhưng quy mô nhỏ, từ 20 – 30 đàn. Từ năm 2013, mật ong được giá, tôi mở rộng quy mô lên 100 đàn, năm ngoái quay được hơn 1 nghìn lít mật, thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Năm nay, tôi tiếp tục vay vốn ưu đãi theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh, mở rộng quy mô lên 300 đàn, ước tính thu khoảng 200 lít mật/một vòng quay.

Anh Lù khẳng định, muốn nghề nuôi ong phát triển lâu dài, cần phải tham gia vào HTX, như vậy mới đủ tiêu chí xây dựng thương hiệu, bao bì, nhãn mác, quy trình chọn mật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng. Thị trường đã thay đổi nên không thể tiếp tục bán mật ong theo kiểu nhỏ, lẻ, rót vào từng chai không có nhãn mác như trước kia nữa. Hiện nay, ở huyện có 2 cơ sở sản xuất mật ong gồm HTX Dược liệu Thanh Long và HTX Mật ong rừng tự nhiên Thanh Vân. Các HTX đã đầu tư dây chuyền hạ thủy phần, mua sắm và lắp ráp các trang thiết bị phục vụ sản xuất. Với mô hình này, các hội viên có cơ hội trao đổi, hướng dẫn, giúp nhau về kỹ thuật, cách nhân giống, phát hiện bệnh dịch, bảo quản mật ong; HTX còn đứng ra thống nhất về giá thành và đầu ra sản phẩm.

Cũng nhận thấy lợi ích từ nuôi ong lấy mật, anh Lê Trung Kiên, xã Quyết Tiến mới đầu tư, phát triển 300 đàn ong. Dù mới nuôi, nhưng anh đã quay và bán được số lượng mật ong lớn, anh còn tham gia vào Hội thi nuôi ong toàn tỉnh và giành giải Ba. Anh Kiên chia sẻ, chúng tôi nuôi ong và bán 3 loại mật chính theo các mùa hoa ở địa phương như mật ong Bạc hà, mật ong dược liệu và mật ong hoa rừng. Trong đó, mật ong Bạc hà có chất lượng tốt nhất, mật ngọt mát, mùi thơm đặc trưng, màu vàng đậm, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Hiện nay, tỉnh ta đã thành lập Hiệp hội nuôi ong và các HTX nên rất thuận lợi cho việc phát triển đàn ong. Tuy nhiên, người nuôi ong cần được đào tạo để nắm vững kỹ thuật, từ đó tăng giá trị của sản phẩm mật ong.

LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức sản xuất rau vụ Đông ở Yên Minh

BHG - Vụ Đông năm nay, huyện Yên Minh đặt mục tiêu trồng 1.853ha cây vụ Đông. Trong đó, cây rau các loại chiếm khoảng 65%, với tổng diện tích 1.200ha. Khác với những năm trước, rau vụ Đông ở Yên Minh năm nay được nhiều hộ dân sản xuất gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường và không dùng các loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu nên rất an toàn. Đây là phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất hàng hóa, giúp ổn định đầu ra của sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân.

20/12/2017
Lực lượng dân quân tự vệ xã Tiên Yên tích cực tham gia phong trào xây dựng Nông thôn mới

BHG - Những năm qua, lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) xã Tiên Yên (Quang Bình) luôn tích cực đóng góp công sức, cùng chính quyền địa phương và nhân dân triển khai có hiệu quả Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) trên địa bàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng NTM, lực lượng DQTV của xã đã tổ chức các đợt ra quân giúp nhân dân làm đường NTM với trên 400 ngày công lao động. 

20/12/2017
Ghi nhận từ xã Nông thôn mới Tân Quang

BHG - Xã Tân Quang (Bắc Quang) có 5.321 khẩu, 13 dân tộc sinh sống tại 8 thôn, bản. Thu nhập bình quân đầu người năm nay đạt trên 28 triệu đồng, tăng 3,4% so với năm 2014 - trước thời điểm xây dựng Nông thôn mới (NTM); tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn gần 2,3%. Chủ tịch UBND xã Tân Quang, Phạm Hồng Quang tâm sự: Tân Quang đạt chuẩn NTM là cả quá trình phấn đấu của tập thể Đảng bộ, chính quyền, sự đồng hành của bà con nhân dân. Bài học lớn nhất chính là Đảng uỷ, chính quyền xã đã có những định hướng hợp lòng dân; tận dụng được lợi thế về hạ tầng giao thông, thiên nhiên ưu đãi… 

20/12/2017
Ông Tải Thiến Vần phát triển đàn bò nhờ vốn vay

BHG - Năm 2016, ông Tải Thiến Vần (sinh 1963) trú thôn Tả Mù Cán, xã Xín Mần (Xín Mần) đã mạnh dạn đăng ký vay vốn theo Nghị quyết số 209 HĐND tỉnh để mua bò giống về nuôi. Đến nay, đàn bò của gia đình ông có 16 con và đang sinh trưởng, phát triển tốt. Đến thăm mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình ông Vần, chúng tôi nhận thấy: Hệ thống chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ và che chắn kín đáo, đảm bảo tránh rét cho đàn bò. Xung quanh chuồng được ông dự trữ nhiều thức ăn khô, cùng những diện tích cỏ voi vẫn đang được chăm sóc tốt. 

19/12/2017