Dán tem truy xuất nguồn gốc, nâng cao trách nhiệm sản xuất và uy tín

08:53, 07/12/2017

BHG - Cam Sành Hà Giang là một trong những sản phẩm nông nghiệp có tiếng nhất của cả nước hiện nay. Có được điều này là bởi uy tín của vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, bởi truyền thống trồng cam Sành của người dân. Bên cạnh đó, những năm qua với sự quan tâm của tỉnh trong việc khôi phục và phát triển cây cam Sành, nâng cao chất lượng và không ngừng quảng bá, mở rộng thị trường, đã giúp cho trái cam Sành Hà Giang ngày càng được người tiêu dùng biết đến.

Cam Bắc Quang thu hoạch được đóng thùng, dán mác Chỉ dẫn địa lý và truy suất nguồn gốc.                 	Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Cam Bắc Quang thu hoạch được đóng thùng, dán mác Chỉ dẫn địa lý và truy suất nguồn gốc. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

 

Tem truy suất nguồn gốc cam Sành.
Tem truy suất nguồn gốc cam Sành.

Trong vai trò góp phần xúc tiến tìm kiếm thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu; những năm qua, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương Hà Giang đã không ngừng hỗ trợ cho nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh, trong đó có cam Sành Hà Giang. Cùng với việc hỗ trợ, khuyến khích nhiều HTX sản xuất cam Sành làm bao bì, tem cam Sành VietGAP trong những năm qua; năm 2017, Trung tâm đã và đang tham mưu cho tỉnh để hỗ trợ và vận động người sản xuất áp dụng việc dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Có thể nói, trước xu hướng tiêu dùng thông minh, người tiêu dùng mong muốn nắm rõ về nguồn gốc sản phẩm. Do đo, việc dán tem truy xuất nguồn gốc đã và đang được nhiều địa phương, nhiều tổ chức, cá nhân sản xuất áp dụng đối với sản phẩm của mình như một khâu tất yếu. Đối với Hà Giang, ước tính đến hết năm 2017, vùng sản xuất cam Sành gồm 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình có diện tích cam Sành được cấp Chứng nhận VietGAP đạt trên 2.700ha. Sản lượng cam Sành năm nay, ước tính sẽ đạt từ 40 – 45.000 tấn. Sản lượng nhiều và để có thể cạnh tranh với nhiều vùng cam trong cả nước; không có cách nào hiệu quả hơn thông qua việc chúng ta phải tuân thủ sản xuất đúng quy trình VietGAP. Tiếp theo là việc thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc.

Chị Lê Thị Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương Hà Giang, chia sẻ: Thời gian qua, ngành Công thương và Trung tâm đã tích cực tham mưu cho tỉnh triển khai hỗ trợ dán tem truy suất nguồn gốc và đã triển khai làm thí điểm. Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục tham mưu cho tỉnh triển khai hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc cho 33 Tổ sản xuất cam VietGAP. Việc làm này, sẽ giúp trái cam Sành của Hà Giang vươn xa hơn, bởi nó không chỉ củng cố niềm tin cho người tiêu dùng mà còn nâng cao trách nhiệm của người sản xuất; khi người tiêu dùng biết được sản phẩm mình dùng có nguồn gốc từ đâu và người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình làm ra. Cộng với uy tín của vùng sản xuất cam Sành Hà Giang, đây là việc làm sẽ góp phần quan trọng để giúp cho trái cam Sành của chúng ta có lợi thế cạnh tranh.

Chị Hằng cho biết thêm, với sự tạo điều kiện của Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, đầu tháng 12 này, tỉnh ta sẽ tổ chức quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong “Ngôi nhà Hà Giang” tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, trái cam Sành Hà Giang có truy xuất nguồn gốc cùng với nhiều sản phẩm chủ lực của tỉnh sẽ được đem đến triển lãm, giới thiệu và tìm bạn hàng. Thời gian qua, với vai trò của Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công thương, đã giúp cho nhiều đơn vị sản xuất cam Sành của tỉnh đối thoại, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ như hộ sản xuất của ông Phạm Quang Lân ở Bắc Quang đã ký kết được với nhiều đơn vị ở Hà Nội để tiêu thụ sản phẩm cam Sành trong năm nay.

Trao đổi với chúng tôi về việc dán tem truy xuất nguồn gốc cho cam Sành Hà Giang, đồng chí Nguyễn Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Quản lí chất lượng Nông, lâm sản, thủy sản Hà Giang, cho biết: Hiện nay, chúng ta đang tích cực triển khai áp dụng quy trình sản xuất cam Sành VietGAP. Để góp phần củng cố thương hiệu trái cam Sành Hà Giang, đưa trái cam không chỉ vươn ra các tỉnh trong nước mà còn cả khu vực Đông Nam Á, việc dán tem truy xuất nguồn gốc là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, Chi cục sẽ tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, trong đó có Trung tâm Khuyến công Xúc tiến Công thương, cung cấp tên các cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP, mã giấy chứng nhận để giúp cho việc dán tem truy xuất nguồn gốc, tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho cam Sành Hà Giang.

HUY TOÁN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn

BHG - Là kênh quan trọng trong việc đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh huyện Hoàng Su Phì (Agribank Hoàng Su Phì) đã giúp hàng nghìn hộ nông dân có nguồn lực để đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề kinh doanh và giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại địa phương.

30/11/2017
Nâng cao chất lượng và gia tăng các dịch vụ ngân hàng tiện ích

BHG - Thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (Agribank Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tiến hành các giao dịch không sử dụng tiền mặt. Tính đến 31.10, Agribank Hà Giang đã lắp đặt 17 máy ATM tự động tại tất cả các huyện, thành phố và 14 máy POS...

30/11/2017
Phát triển bền vững thương hiệu mật ong Bạc hà: Bảo vệ thương hiệu mật ong Bạc hà Mèo Vạc

BHG - Mật ong Bạc hà Mèo Vạc là thương hiệu được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, thế nhưng nó vẫn chưa thực sự mang lại thu nhập khá cho người nuôi ong. Tỉnh ta đã xác định phát triển đàn ong nội, lấy mật tự nhiên và cây hoa Bạc hà trở thành nguồn nguyên liệu chính cung cấp mật cho đàn ong. Thời gian khai thác mật ong Bạc hà chính vụ ở các huyện Cao nguyên đá từ tháng 11 - 12 hàng năm, thời điểm này thường xảy ra rét đậm, rét hại nên số lượng mật thu được không nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm cao. Hơn nữa, sản phẩm này đang phải cạnh tranh gay gắt ...

29/11/2017
Các tham luận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2017 – Hợp tác đầu tư và phát triển

BHG - Những năm qua, Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, tạo tiền đề quan trọng để phát triển. Tỉnh đã liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, GRDP năm 2017 tăng trưởng khoảng 7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; kinh tế biên mậu phát triển sôi động; lĩnh vực du lịch tăng trưởng tốt; các thành phần kinh tế đều có những bước phát triển; ...

29/11/2017