Góp phần thực hiện "Xã, thôn điển hình về phát triển kinh tế"

09:55, 21/09/2017

BHG - Thực hiện “Mỗi huyện một xã, mỗi xã một thôn” điển hình về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, qua gần 2 năm triển khai, huyện Yên Minh đang cho thấy những bước chuyển đáng kể đối với những xã, thôn được lựa chọn thực hiện. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Yên Minh (Agribank Yên Minh).

Ngay sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, huyện Yên Minh đã ban hành Phương án số 02, ngày 13.1.2016 lựa chọn xây dựng xã Hữu Vinh trở thành xã điển hình của huyện về phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện, gắn với xây dựng NTM đến năm 2020. Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh, Phạm Xuân Diệu, cho biết: Phương án 02 được xây dựng tập trung định hướng cho xã Hữu Vinh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng giá trị đất canh tác trên 1ha bình quân đạt 45 – 50 triệu đồng trở lên/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm, phấn đấu đến năm 2020 sẽ được công nhận đạt chuẩn NTM. Vì vậy, trong năm 2016 huyện đã ưu tiên các nguồn kinh phí từ các chương trình, đồng thời tích cực phối hợp với Agribank Yên Minh giải ngân các nguồn kinh phí cho các hộ dân, nhất là vay vốn theo Nghị quyết 209.

Người dân Hữu Vinh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây ăn qua, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, phấn đấu trở thành xã điển hình về phát triển kinh tế của huyện.  Trong ảnh:  Cây Vải cho thu hoạch năng suất cao vụ vừa qua ở Yên Minh.
Người dân Hữu Vinh tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây ăn qua, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, phấn đấu trở thành xã điển hình về phát triển kinh tế của huyện. Trong ảnh: Cây Vải cho thu hoạch năng suất cao vụ vừa qua ở Yên Minh.

Theo tìm hiểu, năm 2016, huyện Yên Minh đã hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn qua Agribank Yên Minh cho 2 hộ dân xã Hữu Vinh đầu tư xây dựng nhà nghỉ vườn, với số vốn vay 800 triệu đồng. Hỗ trợ kinh phí cho người dân chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ; phối hợp với Agribank Yên Minh ưu tiên giải ngân sớm vốn vay theo Nghị quyết 209 để người dân mua trâu, bò chăn nuôi hàng hóa, với tổng số vốn vay 900 triệu đồng. Đồng thời, lồng ghép các nguồn Chương trình 135, 30a hỗ trợ đầu tư tái thu hồi cho người dân  trồng mía, chăn nuôi, trồng cây ăn quả và thành lập HTX trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap... Qua đó, người dân xã Hữu Vinh đã mua được 39 con trâu, bò và phát triển được 2 gia trại nuôi trâu, bò có từ 17 con trở lên từ vốn vay Nghị quyết 209; trồng được 5ha cỏ chuyển đổi từ đất trồng ngô kém hiệu quả; giá trị sản xuất lúa vụ Xuân đạt trên 41 triệu đồng/ha, cây ăn quả đạt từ 160 triệu đồng/ha trở lên; xã đã thành lập được 1 HTX sản xuất rau an toàn có sự liên kết với các hộ dân làm vệ tinh...

Đối với thôn điển hình, năm 2017 huyện Yên Minh ưu tiên tập trung vào thôn Thèn Phùng, xã Na Khê để làm điểm và lấy đó rút kinh nghiệm cho các thôn khác. Thôn Thèn Phùng với tiềm năng phát triển cây Hồng không hạt, vì vậy huyện Yên Minh, xã Na Khê định hướng người dân trong thôn lựa chọn cây hồng làm cây chủ lực để phát triển. Tính đến cuối năm 2016, thôn có 27,5ha Hồng không hạt, giá trị cây hồng không hạt đem lại hàng trăm triệu đồng/ha và đã được khẳng định nhiều năm qua. Từ sự định hướng, khuyến khích, hỗ trợ của huyện, xã, 8 tháng đầu năm 2017, người dân thôn Thèn Phùng đã chuyển đổi vườn, đồi tạp sang trồng hồng được 8 ha, lũy kế đạt 33,5ha và dự kiến đến cuối năm có thể trồng thêm 7ha. Hiện nay 12,5 ha hồng ở Thèn Phùng đủ tuổi cho thu hoạch, năng suất bình quân vụ hồng năm nay ước đạt 31 tạ/ha...

 Ngoài xã điểm Hữu Vinh, thôn điểm Thèn Phùng (xã Na Khê) đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện và ưu tiên tập trung các nguồn kinh phí hỗ trợ, huyện Yên Minh đã lựa chọn thêm 3 xã, gồm: Bạch Đích, Mậu Duệ, Du Già và 56 thôn của 13 xã, thị trấn để thực hiện điển hình phát triển kinh tế trong giai đoạn 2017 – 2020.

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh Phạm Xuân Diệu, khẳng định: Sau gần 2 năm thực hiện “Mỗi huyện một xã, mỗi xã một thôn điển hình về phát triển kinh tế”, từ sự ưu tiên lồng ghép các nguồn kinh phí, sự phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhất là Agribank Yên Minh, xã điểm Hữu Vinh và thôn điểm Thèn Phùng đã có những chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, đi theo hướng trọng tâm với những loại cây, con thế mạnh. Đây là tiền đề để huyện triển khai ở các xã, thôn khác một cách hiệu quả và tin tưởng rằng, trong thời gian tới, các xã điển hình, thôn điển hình trên địa bàn huyện sẽ có sự phát triển kinh tế đột phá.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang đẩy mạnh các giải pháp phát triển kinh tế vùng động lực

BHG - Ngày 15.4.2016, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU "Về phát triển vùng kinh tế động lực tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020" và đã được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Chương trình số 195/CTr-UBND thống nhất chủ trương quy hoạch Vùng kinh tế động lực (VKTĐL) của tỉnh...

21/09/2017
Trung tâm Giới thiệu và bán sản phẩm nông sản -"bà đỡ" của các Nhóm đồng sở thích

BHG - Sau một thời gian khai trương, chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm giới thiệu và bán nông sản Hà Giang, số 212, tổ 16, phường Trần Phú (thành phố Hà Giang) đã trở thành địa chỉ tin cậy để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm nông sản tốt. 

21/09/2017
Đưa giống tốt vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, giá trị kinh tế rừng

BHG - Với tiềm năng lớn về đất, khí hậu, kinh tế rừng đang ngày càng được khẳng định và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Nhưng theo thống kê, đánh giá của ngành chuyên môn, giai đoạn 2011 – 2014 sản xuất lâm nghiệp chỉ đạt bình quân 565 tỷ đồng/năm, năng suất rừng trồng đạt 40 - 50m3/ha. 

20/09/2017
Góp phần thực hiện "Năm cao điểm Vệ sinh an toàn thực phẩm lĩnh vực nông nghiệp"

BHG - Những năm qua, việc tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ đề rất được quan tâm. Ngày 29.3.2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 87 thực hiện "Năm cao điểm VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp". 

20/09/2017