Nhiều giải pháp sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

06:51, 16/08/2017

BHG- Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng đặt cuộc sống của con người trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để mỗi giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống đều thu về những “hạt vàng” bội thu thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động trước những diễn biến bất thường của thời tiết và dịch bệnh.

Trồng rau ViệtGAP trong nhà lưới để tránh tác động của môi trường và đảm bảo vệ sinh ATTP ở thị trấn Vị Xuyên.
Trồng rau ViệtGAP trong nhà lưới để tránh tác động của môi trường và đảm bảo vệ sinh ATTP ở thị trấn Vị Xuyên.

Năm 2016, sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực; các mô hình kinh tế xuất hiện ngày càng nhiều theo hướng bền vững, hiệu quả, giá trị kinh tế cao; liên kết trong sản xuất được tăng cường. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt trên 395.368 tấn; bình quân giá trị sản phẩm cây hàng năm đạt 41,32 triệu đồng/ha.

Năm 2017 tiếp tục là năm được dự báo tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều hình thái thời tiết cực đoan, cục bộ, kéo dài. Để đối phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi thì sản xuất nông nghiệp không thể “Trông trời, trông đất, trông mây” như trước đây mà phải chủ động triển khai các giải pháp thiết thực, hiệu quả; trong đó, tính dự báo luôn được ngành chuyên môn đặt lên hàng đầu và theo dõi chặt chẽ, thường xuyên để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp cả về khung thời vụ và cơ cấu giống cây trồng. Ngày 12.7 vừa qua, trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo sản xuất vụ Mùa trong điều kiện thời tiết bất thuận. Theo đó, đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo người dân không bón phân trong điều kiện mưa nhiều, chủ động nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy tránh ngập úng, vun cao gốc các loại cây ngô, đậu, lạc để hạn chế ngập úng, chủ động bón phân, làm cỏ, chăm sóc cây trồng ngay khi thời tiết thuận lợi để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển đúng giai đoạn. Dự báo tình hình tời tiết cũng giúp các hộ dân thu hoạch cây trồng đúng thời điểm, tránh những thiệt hại do thiên tai gây ra. Về vấn đề này, ông Giang Đức Hiệp, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT) cho biết: “Tính dự báo trong sản xuất nông nghiệp rất quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu giống và khung thời vụ. Dựa vào đặc điểm tình hình thời tiết được dự báo, ngành chức năng có những khuyến cáo để người dân chủ động gieo cấy và sử dụng các loại giống có khả năng chống chịu hạn trong mùa nắng nóng và chống chịu sâu bệnh tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi...”.

Bên cạnh chuyển đổi khung thời vụ và cơ cấu giống phù hợp, các huyện, thành phố chủ động phát triển các cánh đồng mẫu lớn theo phương pháp “5 cùng” (cùng làm đất, cùng giống, cùng gieo trồng, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch); chuyển đổi diện tích trồng lúa không chủ động nguồn nước sang trồng các loại cây chịu hạn khác có năng suất cao hơn; tăng cường cơ giới hóa và áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất; đầu tư tu sửa, xây dựng các công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới cho cây trồng đúng theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển; ủ phâm xanh làm phân hữu cơ; phát triển trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi lợn thương phẩm theo hướng an toàn sinh học để giảm tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, chống ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường đất, nước và an toàn VSTP. Toàn tỉnh hiện có trên 1.390 ha cam, trên 1.580 ha chè và hàng nghìn ha rau được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP; 1.720 ha chè được cấp chứng nhận vùng sản xuất chè chất lượng hữu cơ; trồng mới trên 887 ha cây dược liệu theo quy hoạch các vùng sản xuất thích hợp với từng loại cây trồng.

Đặc biệt, xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trồng trong nhà lưới được tỉnh tạo điều kiện để phát triển với nhiều chính sách ưu đãi, hiện nay, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngày càng có nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người dân như: Mô hình sản xuất liên kết phát triển trồng dứa huyện Bắc Quang, Vị Xuyên; liên kết trồng mía huyện Vị Xuyên; sản xuất mạ khay, áp dụng máy cấy ở huyện Quang Bình; sản xuất lúa chất lượng cao gắn với cơ sở chế biến tại Quang Bình; dồn điền, đổi thửa tại Bắc Quang, Quang Bình... Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh hiện đang tập trung phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá, phát triển vùng sản xuất hàng hóa lớn gắn với thương hiệu, chất lượng, chỉ dẫn địa lý, ổn định và bền vững.

Có thể khẳng định, sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, trong khi nhiều vùng trên địa bàn tỉnh, người dân vẫn còn giữ thói quen sản xuất lạc hậu, không theo đúng khung thời vụ; nhiều đia phương chưa quản lý chặt chẽ việc sử dụng các loại giống cây trồng trôi nổi trên thị trường, không phù hợp theo khuyến cáo của ngành chuyên môn. Vì vậy, các cấp, các ngành cần nhận thức sâu sắc tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp để vào cuộc quyết liệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của nông dân; chỉ đạo, triển khai các giải pháp đồng bộ để gặt hái những vụ Mùa bội thu.

BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê tích cực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

BHG- Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Mê đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực đưa cơ giới hóa (CGH) vào đồng ruộng, nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho nông dân.

16/08/2017
"Điểm sáng" thu ngân sách nhà nước

BHG- Năm 2017, thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong tình hình KT-XH của tỉnh nói chung và của thành phố Hà Giang nói riêng còn gặp không ít khó khăn; song công tác thu NSNN của thành phố Hà Giang đã đạt được những kết quả nổi bật: Cùng với huyện Xín Mần, thành phố Hà Giang là 2/11 huyện, thành phố có số thu NSNN 6 tháng đầu năm 2017 đạt trên 50% dự toán pháp lệnh – đây thực sự là "điểm sáng" trong thu NSNN của tỉnh.

16/08/2017
Góp phần nâng bước thương hiệu, chất lượng chè Hà Giang

BHG- Có thể khẳng định, chè là cây  truyền thống có vị thế và giá trị kinh tế nơi mảnh đất Hà Giang. Để cho cây chè Hà Giang hội nhập trong sự phát triển chung của cả nước và thế giới, những năm qua, các ngành, các cấp, các địa phương, trong đó Trung tâm Khuyến công và xúc tiến công thương (KC&XTCT) Hà Giang đã không ngừng có những đóng góp nhằm nâng bước thương hiệu và chất lượng chè Hà Giang. 

16/08/2017
Sản xuất chè theo hướng nông nghiệp tốt ở Bắc Quang

BHG- Sản xuất chè theo quy trình VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), gắn với phân vùng nguyên liệu sản xuất được cấp ủy, chính quyền huyện Bắc Quang đặc biệt quan tâm, nhằm hướng đến mục tiêu sản xuất chè bền vững.

15/08/2017