Hà Giang

Bàn giải pháp phát triển và tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc

15:00, 11/08/2017

BHG - Sáng 11.8, tại huyện Đồng Văn, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển và tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc đã được công nhận chỉ dẫn địa lý. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì Hội nghị. Dự có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; lãnh đạo Hội sản xuất và kinh doanh mật ong Cao nguyên đá; các doanh nghiệp, HTX đang sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc trên địa bàn 4 huyện.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại Hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến phát biểu tại Hội nghị.

Hiện tổng đàn ong của 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc có 20.983 đàn, chiếm 61,55% số đàn ong trên địa bàn toàn tỉnh; giá trị sản phẩm mật ong thu được toàn tỉnh năm 2016 đạt 22,764 tỷ đồng; trong đó, giá trị sản phẩm mật ong của 4 huyện đạt 12,376 tỷ đồng; hiện nay có 5 doanh nghiệp, HTX phát triển chăn nuôi ong trên địa bàn 4 huyện; đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Mèo Vạc cho 3 cơ sở đáp ứng đủ điều kiện theo quy chế của UBND tỉnh; in, bàn giao 115.000 chiếc tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc mật ong Bạc hà Mèo Vạc cho 3 đơn vị được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi của người dân còn hạn chế; việc sản xuất mang tính tự nhiên, quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn để phục vụ nhu cầu thị trường; việc sử dụng nhãn mác cho sản phẩm mật ong tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá chưa thống nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng; liên kết giữa các doanh nghiệp, HTX với người dân trong sản xuất, cung ứng kỹ thuật, vật tư cũng như bao tiêu sản phẩm còn hạn chế; chưa có đơn vị sản xuất con giống tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của người chăn nuôi; chưa quy hoạch vùng nguyên liệu cho nuôi ong trong tỉnh để di chuyển nuôi dưỡng giữa các vùng hoa, đảm bảo đủ thức ăn cho đàn ong trong 12 tháng…

Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp về thống nhất tem, nhãn mác sản phẩm mật ong của 4 huyện vùng cao; công tác quản lý chất lượng sản phẩm mật ong và bảo tồn, phát triển diện tích giống cây hoa Bạc hà; quản lý, ngăn chặn giống ong từ nơi khác vào khu vực bảo tồn; nâng cao vai trò của Hiệp hội nuôi ong ở 4 huyện vùng cao; thành lập các tổ kiểm tra lưu động; có cơ sở pháp lý để tăng cường hiệu quả công tác quản lý đàn ong; có chính sách hỗ trợ để 4 huyện vùng cao núi đá tự nhân giống ong địa phương…

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh: Mật ong Bạc hà là một trong những sản phẩm chủ lực của 4 huyện vùng cao phía Bắc, là nguồn thu nhập của người dân và phát triển du lịch. Do đó, phải có sự quan tâm chỉ đạo quết liệt, xuyên suốt của cấp ủy, chính quyền địa phương; theo quan điểm của tỉnh giao cho các huyện chủ động trong công tác quản lý và quy hoạch phát triển theo chuỗi giá trị sản phẩm mật ong Bạc hà, trên cơ sở đó, 4 huyện cần vận động 100% số hộ nuôi ong vào HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích; có kế hoạch thu mua sản phẩm mật cho các hộ nuôi ong; thống nhất về giá để nâng cao giá trị sản phẩm; chỉ đạo 100% số xã, thôn bản tiến hành họp dân ký cam kết không cho các đơn vị, cá nhân hợp đồng đưa ong ngoại vào nuôi trên địa bàn; có biện pháp đấu tranh kiên quyết để giữ vững chất lượng, thương hiệu sản phẩm mật ong Bạc hà đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Giao Sở NN&PTNT ban hành ngay hướng dẫn, quy trình kỹ thuật khép kín cho các hộ nuôi ong, đảm bảo cho ra một loại sản phẩm mật ong đồng nhất; phối hợp với Sở KH&CN ban hành tiêu chuẩn chất lượng mật ong cụ thể, tham mưu cho tỉnh triển khai kế hoạch bảo tồn nguồn gen đàn ong nội; giao Sở Công thương cung cấp tem, nhãn mác cho các huyện và thống nhất tất cả sản phẩm mật ong 4 huyện phải có tem và lô-gô chỉ dẫn địa lý, kèm theo các quy định về quản lý cụ thể; chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức đợt tổng kiểm tra các sản phẩm mật ong trên địa bàn; các doanh nghiệp, các HTX cần xác định phát triển kinh tế lâu dài, xóa bỏ tư tưởng làm ăn chụp giật; cần lấy lợi ích lâu dài để sản xuất sản phẩm mật ong có chất lượng, giữ vững uy tín trên thị trường…

Tin, ảnh: KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đồng Văn sản lượng ngô vụ Xuân - Hè ước đạt 23.397 tấn

BHG - Vụ Xuân - hè năm 2017, huyện Đồng Văn gieo trồng được 6.293/6.300 ha ngô, các  giống ngô chủ yếu được trồng là NK54, NK 66, NK 4300, CP 888, 999, 333. Việc đưa 6.293 ha ngô Xuân - Hè xuống ruộng được xem là một bước tiến mới trong chỉ đạo chuyển đổi hình thức canh tác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của Ngành nông nghiệp huyện Đồng Văn. 

11/08/2017
Lễ công bố xã Đạo Đức (Vị Xuyên) đạt chuẩn Nông thôn mới

BHG - Tối ngày 9.8, Ban Chỉ đạo mục tiêu Quốc gia Chương trình xây dựng NTM huyện Vị Xuyên long trọng tổ chức Lễ công bố xã Đạo Đức đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) năm 2017. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Trung Tài, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy; 

10/08/2017
Xã Vĩnh Phúc phấn đấu thành vùng "trọng điểm" cây ăn quả có múi

BHG - Xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) hiện có 526,4 ha cam và 12,1 ha bưởi đặc sản. Thu nhập bình quân mỗi ha cam ước khoảng 350 – 400 triệu đồng/năm. Vài năm gần đây, cây bưởi đặc sản Da xanh, bưởi Diễn mới đưa vào trồng đã, đang khẳng định vai trò kinh tế vượt trội trong nhóm cây ăn quả có múi. Hướng mở rộng cây ăn quả có múi đã được chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo để Vĩnh Phúc trở thành "vùng trọng điểm" cây ăn quả của Bắc Quang.

10/08/2017
Đẩy mạnh tái cơ cấu lĩnh vực Nông nghiệp ở xã Thượng Sơn

BHG - Thượng Sơn là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Vị Xuyên với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 70%. Sau khi tỉnh ban hành Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền xã đã bắt tay ngay vào thực hiện dựa trên những tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Đồng thời lãnh, chỉ đạo nhân dân thực hiện theo hướng trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác và phát triển bền vững sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

10/08/2017