Hội nghị Bàn các giải pháp đẩy mạnh phát triển gia trại gia súc – gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

17:56, 02/12/2016

BHG- Ngày 2.12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Bàn các giải pháp đẩy mạnh phát triển gia trại gia súc – gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh; các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh; Thường trực UBND và lãnh đạo một số phòng chuyên môn của các huyện, thành phố.

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

Theo báo cáo của ngành chuyên môn, hiện nay toàn tỉnh có khoảng 250 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm với quy mô chăn nuôi lợn từ 30 con và gia cầm từ 100 con trở lên. Đối với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, toàn tỉnh hiện có tổng số 42 cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng hệ thống nhà lưới chống côn trùng để trồng các loại rau, hoa dược liệu và sản xuất giống cây lâm nghiệp… Việc hình thành các trang trại và gia trại chăn nuôi lợn và gia cầm, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất rau, hoa đã góp phần phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm của tỉnh về mọi mặt. Giá trị thu được từ chăn nuôi lợn tăng từ trên 776 tỷ đồng năm 2011 lên trên 935,4 tỷ đồng năm 2016; giá trị thu được từ chăn nuôi gia cầm tăng từ trên 383,7 tỷ đồng năm 2011 lên trên 504,8 tỷ đồng năm 2016. Tỷ trọng chăn nuôi năm 2015 chiếm 27,9% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra nhiều khó khăn, hạn chế trong phát triển các gia trại chăn nuôi lợn, gia cầm và trồng rau, hoa ứng dụng kỹ thuật mới trên địa bàn tỉnh.  Đồng thời cho rằng tiềm năng phát triển các mô hình này rất lớn, bởi hiện nay tỉnh ta vẫn phải nhập số lượng lớn lợn thịt, gia cầm và rau, củ quả để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân. Các đại biểu cũng thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp phát triển các mô hình này trong thời gian tới.

Qua các ý kiến thảo luận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kết luận: Thống nhất toàn tỉnh cần và phát triển ngay các gia trại chăn nuôi lợn, gia cầm và mô hình ứng dụng kỹ thuật mới trồng rau, hoa để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh; các huyện, thành phố cần thống nhất xuyên suốt và ra nghị quyết chuyên đề cho cả giai đoạn 2017 – 2020 cũng như kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đối với phát triển các gia trại chăn nuôi lợn, gà, không đặt chỉ tiêu cho các huyện, nhưng với điều kiện của từng địa phương, ít nhất phải tự cung ứng 50% sản lượng thịt lợn và 70% sản lượng thịt gà; có cơ chế mời gọi, khuyến khích các tổ chức cá nhân vào đầu tư, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân và rà soát sử dụng hiệu quả các cơ chế chính sách về vốn để thực hiện. Nhiệm vụ của các Sở, ngành chuyên môn: Chủ trì cùng các huyện, xây dựng Kế hoạch chăn nuôi lợn, gà của tỉnh và sớm trình UBND tỉnh ban hành để thực hiện ngay từ năm 2017. Trong kế hoạch 2017, chỉ rõ từng vùng sản xuất, cung ứng giống, phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương, gắn với nhiệm vụ của Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng và Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo đức; khẩn trương hoàn thành báo cáo cơ chế rủi ro cho Nghị quyết 209 và báo cáo khó khăn vướng mắc trong bảo hiểm con bò theo Nghị quyết 209; rà soát nhu cầu cung ứng tại chỗ thịt lợn, gà của các huyện, thành phố để tỉnh giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện trong năm 2017; tập trung nguồn kinh phí khuyến công để hỗ trợ cho các chương trình gia trại chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò; chỉ đạo các huyện tập trung đào tạo nghề và sử dụng hiệu quả vốn vay giải quyết việc làm. Các ngân hàng nghiên cứu cơ chế cho người dân tiếp cận vốn vay…

Đối với phát triển mô hình rau, hoa ứng dụng kỹ thuật mới, trước mắt tập trung mạnh ở các huyện Quản Bạ, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang; các địa phương có Kế hoạch triển khai cụ thể năm 2017, gắn với du lịch sinh thái; các huyện khác tự thực hiện theo điều kiện của địa phương. Các Sở, ngành hỗ trợ các địa phương xây dựng chứng nhận vệ VSATTP và các cửa hàng rau an toàn; ban hành hướng dẫn kỹ thuật, mẫu nhà lưới với các loại vật liệu cụ thể để các huyện tham khảo, thực hiện. xây dựng kế hoạch phát triển rau hoa ứng dụng kỹ thuật mới giai đoạn 2017 – 2020;…

Trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến và các đại biểu đã đi thăm một số mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gia cầm, ứng dụng kỹ thuật mới vào trồng rau và mô hình thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cùng các đại biểu thăm vườn cam, bưởi của của trang trại Hà Huy tổ 11, thị trấn Việt Lâm,.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cùng các đại biểu thăm vườn cam, bưởi của của trang trại Hà Huy tổ 11, thị trấn Việt Lâm,.

 

Các đại biểu thăm mô hình chăn nuôi lợn của nhóm thanh niên khởi nghiệp tại thôn Độc Lập, xã Đạo Đức.
Các đại biểu thăm mô hình chăn nuôi lợn của nhóm thanh niên khởi nghiệp tại thôn Độc Lập, xã Đạo Đức.

 

Mô hình trồng Dứa tại xã Phong Quang thu hút sự quan tâm của các đại biểu.
Mô hình trồng Dứa tại xã Phong Quang thu hút sự quan tâm của các đại biểu.

 

Đồng chí Nguyễn Minh Tiến và các đại biểu nghe đại diện nhóm thanh niên khởi nghiệp tại xã Phong Quang giới thiệu về mô hình chăn nuôi bò.
Đồng chí Nguyễn Minh Tiến và các đại biểu nghe đại diện nhóm thanh niên khởi nghiệp tại xã Phong Quang giới thiệu về mô hình chăn nuôi bò.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Tuấn Dũng khẳng định vị thế của mật ong bạc hà Mèo Vạc

BHG - Nói đến mật ong bạc hà, một loại mật nổi tiếng trên Cao nguyên đá ai cũng nghĩ ngay đến mật ong bạc hà Mèo Vạc của hợp tác xã Tuấn Dũng. Những ngày đầu thành lập, HTX Tuấn Dũng chỉ có 70 đàn ong, đến nay số đàn ong của HTX đã tăng lên 2.500 đàn, năm 2015 HTX đã sản xuất được hơn 10.000 lít mật ong bạc hà. Tạo thu nhập ổn định cho 25 thành viên HTX và nhiều lao động thời vụ ở địa phương.

30/11/2016
Liên kết sản xuất – điều cần thiết trong Tái cơ cấu nông nghiệp ở Quang Bình

BHG- Một trong những mục tiêu quan trọng của Tái cơ cấu nông nghiệp là nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích đất, để đạt được điều đó; người nông dân phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sản xuất theo hướng hàng hóa. 

30/11/2016
Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tại xã Vĩnh Phúc: Cần sớm nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và triển khai phù hợp

BHG- Lâu nay chúng ta vẫn thường nói tới việc "Chuyển đổi sản xuất hay tái sản xuất nông nghiệp" để nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổi, hay tái sản xuất thế nào vẫn là bài toán chưa rõ lời giải. Nông dân ở xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) sẽ cho chúng ta câu trả lời đó từ chính cuộc sống và bằng cách làm của họ ngay trên mảnh đất họ đang có.

30/11/2016
Phát huy sức dân ở xã vùng III Hương Sơn

BHG- "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", khắc ghi lời dặn của Bác Hồ; cấp ủy, chính quyền xã Hương Sơn (Quang Bình) đã nỗ lực đoàn kết, phát huy sức mạnh nội lực của nhân dân trong các phong trào thi đua phát triển KT – XH, xây dựng NTM tại địa phương. Nhờ đó, "bức tranh" nông thôn nghèo ở Hương Sơn ngày càng thêm những "nét vẽ" tươi mới của những con đường bê-tông nối liền các thôn, xóm cùng những ngôi nhà sàn khang trang, sạch đẹp...  

30/11/2016