Cao su miền núi phía Bắc mở cạo khai thác mủ

07:28, 19/10/2016

BHG- Vừa qua, tại Công ty CP Cao su Lai Châu, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tổ chức Lễ mở cạo, khai thác mủ cao su. Đây là dấu mốc quan trọng sau 9 năm triển khai chương trình phát triển cây cao su trên vùng miền núi phía Bắc (2007 – 2016).

Công nhân khai thác mủ tại Công ty CP Cao su Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ảnh: CTV
Công nhân khai thác mủ tại Công ty CP Cao su Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Ảnh: CTV

Tính đến nay, trên địa bàn miền núi phía Bắc có 9 công ty cao su trực thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam. Các công ty đã trồng và đang chăm sóc 28.622ha cao su với tổng vốn đầu tư trên 4.000 tỷ đồng. Trong đó, Hà Giang có 1 công ty và đã trồng được trên 1.500 ha cao su tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình.

Trải qua những thiệt hại không nhỏ do rét đậm, rét hại từ năm 2010, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cùng với các tỉnh đã rút kinh nghiệm, đồng thời đưa các giống cao su chịu lạnh vào thử nghiệm. Qua đó, đã chọn được các giống cao su phù hợp với điều kiện thời tiết của vùng miền núi phía Bắc như: IAN 873, Vân Nghiên 774, 772, RRIV 107, RRIV 124.

Đến nay, đã có 4 trên tổng số 9 công ty cao su thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ở vùng miền núi phía Bắc tiến hành đưa một số diện tích cao su vào khai thác, gồm: Công ty CP Cao su Sơn La, đưa 150 ha vào khai thác; Công ty CP Cao su Lai Châu đưa 71 ha vào khai thác; Công ty CP Cao su Điện Biên, đưa hơn 42 ha vào khai thác và đặc biệt là Công ty CP Cao su Hà Giang đã khai thác thử trên diện tích 1ha.

Theo đánh giá của phía Tập đoàn và các công ty, các vườn cây khai thác cho mủ khá tốt, năng suất đạt khoảng 0,6 tấn/ha trong năm khai thác đầu tiên và sẽ tăng lên trong các năm khai thác tiếp theo. Về chất lượng mủ cũng đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật.

Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gian nan xây dựng và bảo vệ thương hiệu Mật ong Bạc hà

BHG - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVI về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó con ong được chọn làm thế mạnh giúp bà con 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh xóa đói, giảm nghèo. Trên thực tế con ong đã trở thành "cứu cánh" - mang lại miếng cơm, manh áo cho bà con trên vùng Cao nguyên đá với thương hiệu Mật ong Bạc hà! Tuy nhiên, thời gian qua con ong và uy tín thương hiệu Mật ong Bạc hà luôn bị đe dọa – đồng nghĩa với miếng cơm, manh áo của bà con 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh cũng bị... đe dọa.

18/10/2016
Nhộn nhịp chợ phiên biên giới Mốc 358

BHG - Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi tuần một phiên, chợ biên giới Mốc 358 (hay còn gọi Mốc 9) thuộc địa phận xã Bạch Đích (Yên Minh) luôn tấp nập, người mua, người bán trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa giữa cư dân hai bên biên giới. 

18/10/2016
Vì sao nhiều Dự án trồng rừng không triển khai theo tiến độ?

BHG - Từ năm 2007 – 2015, toàn tỉnh có 20 Dự án (DA) trồng rừng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đầu tư theo đăng ký trên 6.695,8 tỷ đồng, thời hạn hoạt động trung bình từ 30 – 50 năm. Trong đó, có trên 31 nghìn ha được tỉnh thu hồi và cấp thẳng cho doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX). Tuy nhiên, theo báo cáo của ngành chuyên môn, có tới 14 DA được cấp phép đầu tư từ năm 2008 đến năm 2014 phải thanh tra, kiểm tra vì không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả theo đúng tiến độ cam kết của chủ đầu đầu tư; buộc các ngành chức năng phải kiến nghị thu hồi giấy phép đầu tư toàn bộ hay một phần DA. Vậy nguyên nhân do đâu?

18/10/2016
Người dân xã Minh Ngọc - Gửi gắm niềm tin vào hợp tác xã "trẻ"

BHG - Vì gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh tìm đầu ra cho sản phẩm nghệ của người dân địa phương. Cơ sở sản xuất và chế biến tinh bột nghệ Minh Ngọc (Bắc Mê) đã năng động, đổi mới chuyển hoạt động từ cơ sở sản xuất nay thành hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông-lâm-nghiệp (NLN) tổng hợp Ngọc Sơn. 

17/10/2016