Hiệu quả từ phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế"

08:35, 21/09/2016

BHG - 541 mô hình phát triển kinh tế gia đình cho thu nhập bình quân một hộ từ 60 đến 200 triệu đồng/năm; 121 Tổ “Phụ nữ liên kết phát triển kinh tế”; 52 Câu lạc bộ “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, 3 Câu lạc bộ “Phát triển làng nghề” và 2 CLB phụ nữ kinh doanh... là những con số thật sự ấn tượng trong phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” của Hội LHPN tỉnh trong nhiệm kỳ qua.

[links()]

Mô hình phát triển chăn nuôi gà cho thu nhập cao của phụ nữ huyện Vị Xuyên.
Mô hình phát triển chăn nuôi gà cho thu nhập cao của phụ nữ huyện Vị Xuyên.

Là một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, phần lớn phụ nữ sống ở nông thôn và phụ thuộc vào nghề nông, phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” đã được chị em phụ nữ tích cực hưởng ứng. Bằng nhiều biện pháp như: Hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao KHKT, đào tạo nghề và tạo điều kiện vay vốn,... các chị đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng sản xuất tập trung và liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng hàng hoá, ngày càng xuất hiện những mô hình hiệu quả cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tiêu biểu như: Mô hình trồng cỏ chăn nuôi trâu, bò, lợn đen tại các huyện vùng cao phía Bắc; nuôi ong lấy mật ở Mèo Vạc; trồng rau sạch (Quản Bạ, T.P Hà Giang); nuôi vịt làng ở Vị Xuyên và Bắc Mê; trồng thanh long ruột đỏ, chanh leo, cây ăn quả, chè tại Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì; dệt thổ cẩm dân tộc Mông, Lô Lô tại Quản Bạ và Mèo Vạc...

Bên cạnh đó, lực lượng nữ doanh nghiệp, tiểu thương tiếp tục có bước phát triển mới về số lượng và chất lượng, toàn tỉnh hiện có 124 doanh nghiệp, 63 HTX do phụ nữ làm chủ với thu nhập từ 200 triệu đến 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương. Điển hình như chị Nguyễn Thị Lan Dung, Giám đốc Công ty TNHH Gia Long; chị Nguyễn Thị Hoa - Giám đốc Công ty TNHH Hoa Cương; chị Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty Xăng, dầu Hà Giang; Nguyễn Thị Hằng, phường Ngọc Hà, thành phố Hà Giang... Nhiều chị mạnh dạn vay vốn từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để đầu tư vào sản xuất hàng hóa, chăn nuôi theo quy mô lớn... Các cấp Hội phối hợp với ngành chuyên môn mở 5.100 lớp tập huấn chuyển giao KHKT và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho 180.654 hội viên, phụ nữ tham gia; ký kết kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai công tác quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản; giúp đỡ ngày công lao động, vốn, cây, con giống, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất với 237.843 lượt chị tham gia, đã góp được 534 triệu đồng tiền mặt, trên 45.000 ngày công lao động; trên 2.000 con gia súc, gia cầm; 36.000 cây giống  và 19.900 kg giống các loại; các cấp Hội và hội viên, phụ nữ  đã giúp được 41.954/54.914 hộ phụ nữ nghèo; trong đó, có trên 20.800 hộ phụ nữ thoát nghèo.

Trong nhiệm kỳ mới, phụ nữ Hà Giang đặt ra một trong hai khâu đột phá là thành lập các Tổ “Phụ nữ liên kết phát triển kinh tế” với các giải pháp: Cung cấp thông tin, tư vấn giúp phụ nữ phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao trình độ, năng lực cạnh tranh, khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh,... đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; xây dựng và hỗ trợ các nhóm phụ nữ liên kết phát triển kinh tế phù hợp với từng vùng, miền; tiếp tục các hoạt động giúp phụ nữ thoát nghèo; triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về dạy nghề, giới thiệu việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động, tiết kiệm mua bảo hiểm; vận động, hỗ trợ phụ nữ tích cực tham gia các mô hình kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức.

Cùng với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và xã hội. Hy vọng, với sự giúp đỡ, vào cuộc của các cấp Hội bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả; phụ nữ miền cực Bắc sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của tỉnh nhà.

Bài, ảnh: HỒNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nhập ASEAN - cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

BHG - Hiện nay, cùng với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp đang được đón nhận nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Vậy các doanh nghiệp làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan trong thị trường cạnh trạnh rộng lớn của Khối cộng đồng kinh tế ASEAN.

21/09/2016
"Tiếp lửa" cho thanh niên khởi nghiệp

BHG- Vấn đề khởi nghiệp trong thanh niên (TN) hiện nay đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta, phong trào TN khởi nghiệp đang được khuấy động mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng khắp, qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương TN tiêu biểu với những mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. 

20/09/2016
Đồng Văn khó khăn trong chuyển đổi HTX theo luật mới

BHG- Xác định việc chuyển đổi hoạt động của các HTX kiểu cũ sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012 là việc làm quan trọng và cần thiết, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, giải pháp triển khai cụ thể, quyết liệt qua từng năm. Tuy nhiên, do yếu tố khách quan và chủ quan; đến nay, việc giải thể, chuyển đổi các HTX trên địa bàn còn có những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ.

20/09/2016
Nâng tầm thương hiệu để nho Ninh Thuận phát triển bền vững

Từ năm 1980 đến nay, cây nho được ví như "nữ hoàng" trên địa bàn tỉnh, giúp người dân thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Đặc biệt, với nho đỏ (Red Cardinal), nho xanh (NH 01-48), nho đen (Black Queen)… được người tiêu dùng biết đến, đã tạo nên "thương hiệu" hình ảnh khi nói đến nho Ninh Thuận là nói đến Ninh Thuận và ngược lại. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.

20/09/2016