Hội nghị trực tuyến đánh giá Chương trình trồng cây Cao su

08:55, 19/05/2016

BHG- Chiều 18.5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình và Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang để đánh giá Chương trình trồng cây cao su (TCCS) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo các Sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình TCCS của tỉnh. Tại điểm cầu các huyện có Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và các thành viên BCĐ chương trình.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kết luận hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến kết luận hội nghị.

Từ năm 2008 đến nay, tổng diện tích đất các gia đình đã bàn giao cho Công ty cao su (CTCS) để thực hiện TCCS trồng cây cao su (CCS) là 5.022,28ha. UBND tỉnh đã cấp kinh phí trên 11 tỷ đồng cho các huyện thực hiện chương trình. Năm 2010 – 2011, rét đậm, rét hại đã làm thiệt hại 1.157,02/1.158ha trồng từ năm 2008 đến 2010. Ngay sau đó, CTCS Hà Giang đã trồng tái canh CCS và tính đến hết năm 2015, đã trồng được 1.514,39ha. Với diện tích trên, CTCS đã đo đạc, quy chủ và đối chiếu thống nhất diện tích đất TCCS với 3 huyện là 1.100/1.514,39 ha cao su. Trong số đó, Công ty đã phối hợp với UBND các huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) với diện tích 751,5ha/405 hộ. Cuối năm 2015, CTCS tiến hành mở cạo mủ 60 cây trồng tại xã Trung Thành (Vị Xuyên) từ năm 2008 (trong số cây còn sống sau đợt rét 2010 -2011) với hình thức cạo luân phiên 20 cây/lần. Đánh giá kết quả có 70% cây đạt tiêu chuẩn đưa vào mở cạo mủ năm đầu, với 1ha mở cạo được 350 cây; sản lượng trung bình khoảng 0,075 kg mủ tươi/cây/ngày. Tương đương 9,45kg mủ khô tiêu chuẩn/350 cây/1ha/ngày. Tính ra sản lượng bình quân đưa vào mở cạo mủ năm đầu đạt khoảng 0,75 tấn/1ha, ngang bằng sản lượng bình quân cạo mủ năm đầu của các CTCS miền Đông Nam Bộ.

Tại Hội nghị, các thành viên BCĐ chương trình TCCS của tỉnh cùng lãnh đạo các huyện và CTCS đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc triển khai thực hiện chương trình như: Chưa dự báo chính xác sự khắc nghiệt của khí hậu và hậu quả của rét đậm, rét hại kéo dài đối với 1 số giống cao su, khiến cho gần như toàn bộ diện tích trồng từ 2008 – 2010 bị chết hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng phải bỏ đi trồng lại…

Kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến chia sẻ: CCS là cây kỳ vọng của Đại hội 14 và 15 của Đảng bộ tỉnh, với mong muốn đây sẽ là cơ hội phát triển của các huyện vùng thấp, huyện động lực. Được phát động mạnh mẽ và nhận được sự quan tâm của các huyện và người dân… Tuy nhiên, do thiếu thử nghiệm, không nằm trong quy hoạch của Tập đoàn cao su; tỉnh không đưa vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ 16, khiến BCĐ sao nhãng, thiếu đôn đốc, kiểm tra, chưa nắm bắt kịp thời những đề xuất kiến nghị và những vấn đề phát sinh; sự phối hợp với CTCS và các địa phương còn kém… Nên chương trình chưa đạt kết quả như mong muốn, người trồng cao su gặp nhiều khó khăn, bức xúc…

Qua đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Đối với 3 huyện TCCS, tiếp tục tuyên truyền người dân chăm sóc tốt diện tích CCS đã trồng; phối hợp với CTCS triển khai đo đạc và cấp GCN QSDĐ đối với những diện tích đất đã TCCS  chưa được đo, vẽ, cấp giấy và hoàn thành trước tháng 7; báo cáo số liệu cấp GCN QSDĐ với UBND tỉnh trước 22,5; rà soát lại các vụ việc xảy ra đối với CCS trong thời gian vừa qua, và giải quyết rứt điểm trong tháng 6; Huyện ủy 3 huyện quan tâm nắm bắt tình hình, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh. Đối với các Sở, ngành thành viên BCĐ của tỉnh, báo cáo đề xuất kinh phí đo đạc cấp GCN QSDĐ cho UBND tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra các huyện trong cấp GCN QSDĐ đối với diện tích TCCS; tiến hành đánh giá nhiều bậc chương trình phát triển CCS, hoàn thành trước tháng 7; Sở Nông nghiệp – PTNT đưa nội dung TCCS vào báo cáo quý, năm và nắm bắt các vấn đề phát sinh để báo cáo tỉnh kịp thời giải quyết; phối hợp cùng 3 huyện và CTCS xây dựng phương án hỗ trợ người dân TCCS theo từng giai đoạn, có những chính sách mang tính đặc thù; tham mưu cho tỉnh có văn bản chính thức đối với Tập đoàn cao su Việt Nam trong hỗ trợ người dân TCCS. Đối với CTCS, phối với với Vị xuyên và Quang bình, giải quyết các vấn đề bức xúc và phát sinh trong nhân dân thời gian qua; thống nhất với các huyện dừng trồng mới CCS trong năm 2016;…

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hơn 67 nghìn người dân trở thành "chủ nợ" bất đắc dĩ của Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3

BHG- Cách đây gần chục năm, khi Tập đoàn Bitexco khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Nho Quế 3, người dân các xã Khâu Vai, Lũng Pù, Sơn Vĩ và Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) luôn tạo mọi điều kiện để dự án được triển khai nhanh chóng. 

19/05/2016
Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu đem về niềm tự hào cho các địa phương

BHG- Nhằm tôn vinh các thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn, cổ vũ, thúc đẩy các địa phương, các cơ sở sản xuất tạo ra các sản phẩm mang bản sắc truyền thống, chất lượng của quê hương Hà Giang, hàng năm, tỉnh ta đều tổ chức bình xét các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB). 

19/05/2016
Luật Hải quan mới đã thực sự đi vào cuộc sống

BHG- Thời gian gần đây, Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy đã xây dựng được thương hiệu, thực sự trở thành điểm đến lý tưởng, tin cậy của các doanh nghiệp, tư thương có hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) hàng hóa. 

19/05/2016
Đại hội Thành viên HTX phát triển Ngựa Cao nguyên lần thứ nhất, Nhiệm kỳ 2016 – 2020

BHG - Ngày 18.5, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân (Quản Bạ) đã tổ chức Đại hội Thành viên HTX phát triển Ngựa Cao nguyên lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2016 – 2020. Đồng chí Lê Quang Minh, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy dự và phát biểu. Cùng dự có lãnh đạo cấp ủy, chính quyền huyện Quản Bạ, Thành viên HTX.

18/05/2016