Đồng Văn từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn

09:05, 06/04/2016

BHG - Những năm qua, phong trào làm đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn huyện Đồng Văn có bước phát triển sâu rộng; các xã, thị trấn trong huyện đã huy động nhân dân đóng góp ngày công lao động, nguyên vật liệu để tu sửa, làm mới, nâng cấp đường và các công trình thoát nước. Hệ thống đường giao thông phát triển đã góp phần thúc đẩy giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa các vùng, đưa kinh tế của huyện ngày một đi lên.

Theo đánh giá của Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Đồng Văn; hiện, huyện có khoảng gần 200 km đường huyện; 219 km đường liên xã. Chỉ tính trong năm 2015, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huyện Đồng Văn đã tiến hành nâng cấp, bảo dưỡng các tuyến đường trọng yếu, đảm bảo giao thông thông suốt, nhất là đối với các tuyến Ma Lé - Lũng Cú; Sáng Ngài - Lao Xa; Phó Bảng - Phố Là; Thẩm Mã - Lũng Thầu, Quốc lộ 4C đi UBND xã Phố Cáo; đường thôn Mã Sồ, xã Lũng Táo đi thôn Gì Thàng, xã Ma Lé... Theo thống kê, trên địa bàn 19 xã, thị trấn của huyện hiện còn trên 160 km đường cấp xã thuộc loại xấu và rất xấu cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Trên cơ sở nhu cầu nâng cấp, làm mới các tuyến đường GTNT; huyện Đồng Văn đã có kế hoạch phân bổ đầu tư, xây dựng gắn với mỗi giai đoạn trong chương trình xây dựng NTM; điều này, đã thể hiện sự quyết tâm của chính quyền, nhân dân huyện Đồng Văn.

Đường vào thôn Lao Xa, xã Sủng Là (Đồng Văn) được nâng cấp với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Đường vào thôn Lao Xa, xã Sủng Là (Đồng Văn) được nâng cấp với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nói về hiệu quả, định hướng phát triển hệ thống đường GTNT; đồng chí Hoàng Văn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn, cho biết: Việc phát triển hệ thống GTNT ở huyện là  trăn trở nhiều năm nay của lãnh đạo huyện, cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án;  huyện đã vận động nhân dân đóng góp ngày công lao động mở mới nhiều tuyến đường dân sinh, liên xã, thôn xóm. Các tuyến đường được hình thành đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương đi lại, giao lưu hàng hoá, qua đó nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng đường GTNT ở huyện Đồng Văn còn dàn trải, chưa có quy hoạch phát triển phù hợp; nhiều công trình chưa thực sự chú ý đến kỹ thuật, chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công trình; cán bộ chuyên ngành về quản lý giao thông ở cấp huyện, xã còn thiếu và yếu.

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hệ thống đường GTNT ở Đồng Văn không ngừng được hoàn thiện; huyện cũng đặt ra quyết tâm trong năm nay, sẽ hoàn thành việc mở đường dân sinh tới tất cả các thôn bản; phát huy hiệu quả, lồng ghép từ các chương trình, dự án như Chương trình 30a, 135, Chương trình xây dựng NTM để hỗ trợ người dân làm đường. Với chủ trương của huyện, các tuyến đường liên thôn, xã trước khi thi công phải được khảo sát kỹ để làm cơ sở nâng cấp, mở rộng thành đường ô-tô trong những năm tiếp theo. 

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sản xuất lâm nghiệp cơ hội và "rào cản"

BHG- Kỳ I: Cơ hội phát huy tiềm năng, thế mạnh

Trong những năm qua, đặc biệt là nhiệm kỳ 2010 – 2015, lĩnh vực lâm nghiệp nhận được sự quan tâm lớn từ người dân đến các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Sản phẩm từ rừng, nhất là gỗ rừng lâm nghiệp xã hội (rừng sản xuất) ngày càng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân và sự phát triển của ngành Nông – lâm nghiệp tỉnh nhà. 

31/03/2016
Trồng rừng mà... chưa thành rừng!

BHG- Theo thống kê của Ban quản lý rừng phòng hộ Vị Xuyên, là đơn vị chủ đầu tư hợp đồng giao khoán cho các tập thể, cá nhân có đủ năng lực thực hiện trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; trong đợt rét đậm, rét hại vừa qua, trên địa bàn toàn huyện có 584,0 ha rừng trồng bị thiệt hại. Trong đó, có 503,7 ha rừng trồng phòng hộ và 80,3 ha rừng trồng sản xuất (rừng lâm nghiệp xã hội). Diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại các khu vực vùng cao của các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Kim Linh...

31/03/2016
Thiệt hại gần 6.000 ha Thảo quả... người dân điêu đứng!

BHG- Mất hơn nửa số diện tích Thảo quả, người dân ở các huyện Yên Minh, Quản Bạ, thành phố Hà Giang, Hoàng Su Phì, Xín Mần đang điêu đứng khi nguồn kinh tế chính của gia đình không cho thu hoạch. Đa số các hộ trồng Thảo quả đều là hộ dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Việc mất mùa và phải vài năm sau mới phục hồi lại rừng Thảo quả có thể làm một số gia đình tái nghèo.

31/03/2016
Xã Kim Ngọc phát triển thôn trung tâm theo hướng đô thị

BHG- Là xã "cửa ngõ" Khu di tích cách mạng Tiểu khu Trọng con và có lịch sử hình thành, phát triển từ lâu đời; xã Kim Ngọc (Bắc Quang) có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển KT – XH. Gần đây, với sự tự thân nỗ lực và hỗ trợ từ tỉnh, huyện; diện mạo địa phương đang ngày càng đổi thay, đời sống nhân dân được cải thiện; xã đang hướng dần đến việc phát triển các thôn trung tâm (TTT) theo hướng đô thị (ĐT) gắn xây dựng Nông thôn mới (NTM).

31/03/2016