Mèo Vạc dồn sức sản xuất vụ Xuân

08:41, 16/03/2016

BHG- Mặc dù đã nhiều ngày không mưa nhưng những người nông dân trên miền đá Mèo Vạc vẫn đang khẩn trương làm đất để chuẩn bị gieo trồng ngô vụ Xuân – hè. Xác định đây là vụ chính trong năm nên người dân nơi đây đang dồn sức nhằm đảm bảo khung thời vụ, quyết tâm tạo ra một mùa vụ thắng lợi.

Bà con xã Niêm Sơn tập trung gieo cấy lúa vụ Xuân – hè.
Bà con xã Niêm Sơn tập trung gieo cấy lúa vụ Xuân – hè.

Ngay tại xã Pả Vi, chúng tôi gặp nông dân Vàng Sía Phình ở thôn Pả Vi Thượng đang miệt mài cuốc đất. Anh Phình tâm sự: “Năm nay ít mưa nên trồng ngô vất vả quá. Con bò kéo cày cả ngày cũng chỉ được một ít nương, còn lại phải làm bằng tay thôi. Mà làm đất rồi cũng phải đợi mưa mới dám trồng, chứ đất khô mà trồng xuống thì cây ngô không mọc được. Bây giờ nhà mình chỉ dám trồng ngô vào những chỗ đất không bị khô thôi”. Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù nhiều ngày trời không mưa nhưng bà con nhân dân nơi miền đá Mèo Vạc vẫn dồn sức làm đất để chuẩn bị cho vụ Xuân – hè. Vào thời điểm này, trên các sườn núi rất dễ gặp từng nhóm người giúp nhau cày ải đất, phát cỏ chuẩn bị trồng ngô. Trên địa bàn một số xã có diện tích lúa như Niêm Sơn, Nậm Ban, do chủ động tích nước nên cơ bản đã gieo cấy xong diện tích 120ha. Đối với các xã, thị trấn còn lại, người dân đang tập trung làm đất đảm bảo tiến độ theo khung thời vụ. Đồng chí Lý Xuân Rắng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: “Bằng việc chú trọng tăng diện tích cây ngô lai để tăng năng suất, sản lượng, vụ Xuân năm nay huyện tiếp tục đưa các loại giống ngô, lúa mới vào gieo trồng và đẩy mạnh việc áp dụng KHKT vào sản xuất. Đồng thời, nhân rộng các mô hình hiệu quả để giúp người dân từng bước nâng cao đời sống”.

Gia đình anh Vàng Sía Phình ở thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi gieo trồng ngô vụ Xuân – hè.
Gia đình anh Vàng Sía Phình ở thôn Pả Vi Thượng, xã Pả Vi gieo trồng ngô vụ Xuân – hè.

Theo chia sẻ của người dân, vụ Xuân năm nay gặp khó khăn hơn những năm trước do mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên việc làm đất mất nhiều thời gian, quá trình xuống giống bị kéo dài. Chính vì vậy, đến nay mặc dù đã cày ải, làm đất được trên 7.200 ha nhưng chỉ gieo trồng được trên 300 ha. Nhằm đảm bảo tiến độ gieo trồng và từng bước thay đổi nhận thức cũng như thói quen canh tác của người dân, UBND huyện Mèo Vạc đang tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất; cán bộ khuyến nông tích cực bám sát cơ sở hướng dẫn bà con áp dụng KHKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; trong đó, tăng tỷ lệ giống lúa lai, lúa chất lượng cao như giống Khẩu Mang, Japonica DS1; cơ cấu giống ngô chủ yếu các loại: NK4300, NK54, NK66, CP999, DK9901; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lúa ở địa bàn các xã có diện tích trồng và điều kiện tưới tiêu; quyết tâm chuyển đổi các diện tích trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ chăn nuôi. Đồng chí Sùng Mí Thề, Phó Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: “Trước khi bước vào vụ sản xuất, huyện đã xây dựng các kế hoạch, phương án về các nguồn vốn theo Chương trình 30a, 135 về  lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Đồng thời, chủ động xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ các loại giống, vật tư theo nhu cầu của người dân, nhất là đảm bảo hỗ trợ đầy đủ cho các hộ nghèo nhằm giúp người dân chủ động trong sản xuất”. Theo đó, huyện đã cung ứng trên 47.400 kg giống lúa, ngô các loại; hỗ trợ phân bón cho nhân dân gieo trồng. Bên cạnh đó, Phòng NN&PTNT huyện phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại; phối hợp với cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại các buổi họp thôn được 48 lớp tập huấn kỹ thuật gieo trồng ngô, lúa, đậu tương, thu hút trên 2.200 lượt người tham gia. Ngoài ra, huyện đã ưu tiên đầu tư kinh phí tu sửa, nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, đảm bảo phục vụ sản xuất, nhất là khi có mưa.

Thời gian tới, xác định thời tiết có thể diễn biến bất thường, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi nên huyện Mèo Vạc đang quyết tâm đẩy nhanh tiến độ gieo trồng theo khung thời vụ. Với việc chủ động dồn sức như hiện nay, người dân nơi đây đang đặt nhiều kỳ vọng vào mùa vụ bội thu.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nghề nuôi ong lấy mật trên Cao nguyên đá Đồng Văn

BHG- Mật ong Bạc hà là sản vật mang tính đặc trưng của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Chất lượng loại mật ong này vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi, với giá bán bình quân trên thị trường hiện nay giao động từ 400 đến 600 nghìn đồng/lít. Tuy nhiên, để phát triển nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm quy hoạch, phát triển vùng trồng hoa, nuôi ong; coi nghề nuôi ong là nghề chính trong phát triển kinh tế, XĐGN cho người dân địa phương.  

16/03/2016
Xã Hữu Sản đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa

BHG- Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hữu Sản (Bắc Quang) đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các hộ phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Hiện tại xã đã có nhiều mô hình chăn nuôi quy mô lớn mang lại thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

16/03/2016
Bắc Mê thực hiện đầu tư xây dựng "có trọng tâm, trọng điểm"

BHG- Đầu tư xây dựng (ĐTXD) có vai trò quan trọng trong việc phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo động lực thúc đẩy KT - XH ở địa phương, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

16/03/2016
"Khơi thông" nguồn lực cho các HTX nông, lâm nghiệp ở Vị Xuyên

BHG- Không riêng gì các HTX sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp mà các HTX trong lĩnh vực khác, các tổ chức, cá nhân đều mong muốn có được nguồn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Vị Xuyên, nguồn lực từ các tổ chức tín dụng đầu tư  cho các HTX nông, lâm nghiệp chưa được khơi thông do các HTX này chưa xây dựng được phương án kinh doanh, sản xuất để làm cơ sở để vay vốn.

16/03/2016