Tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015)

15:29, 28/08/2015

BHG - Ngày 28.8, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng (ĐTBV và PTR) 4 huyện vùng cao núi đá (giai đoạn 2008 – 2015). Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN và PTNT); Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh. Đến dự về phía Trung ương có các đồng chí: Lãnh đạo đại diện Văn phòng Chính phủ; Ban chỉ đạo Tây bắc; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Phân viện điều tra rừng Đông bắc bộ; Về phía tỉnh ta có: Sở Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Ban quản lý Cao nguyên đá Đồng Văn; Công ty Cổ phần Lương thực Hà Giang, cùng lãnh đạo đại diện 4 huyện vùng cao phía Bắc và 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến phát biểu kết luận hội nghị.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến phát biểu kết luận hội nghị.

Dự án ĐTBV và PTR được triển khai tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh ta giai đoạn 2008 – 2015, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 119/QĐ-TTg, ngày 20.1.2009, với tổng kinh phí 377,07 tỷ đồng. Đây là một dự án nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân, từng bước ổn định dân cư và cuộc sống cho đồng bào các dân tộc. Góp phần bảo vệ, giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và rừng phòng hộ đầu nguồn. Sau 8 năm triển khai thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả nhất định. Diện tích rừng được khoán bảo vệ 82.767,2 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 28.407,1 ha; trồng mới rừng 17.132,5 ha; nâng độ che phủ rừng từ 30,9% (năm 2007) lên 43,6% (năm 2014); xây dựng 28.949 bếp đun cải tiến; cấp phát gạo hỗ trợ 11.862,6 tấn; giải ngân được 271.071 triệu đồng.

Dự án đã thu hút được trên 50.000 hộ gia đình của 68 xã, thị trấn trên địa bàn các huyện tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho trên 70.000 lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Cụ thể năm 2008 tỷ lệ đói nghèo bình quân là 60,12% thì đến năm 2014 giảm xuống 32,90%, với kinh phí hỗ trợ bình quân mỗi hộ trên 1 triệu đồng/hộ/năm và 48 kg gạo/năm. Dự án đã giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất, trồng cây phân tán, được tập huấn, trang bị và áp dụng kỹ thuật phù hợp vào sản xuất lâm nghiệp. Dự án đã xây dựng được khu rừng tập trung tại các xã: Đường Thượng, Sủng Tráng (Yên Minh), Lũng Táo (Đồng Văn), Khâu Vai (Mèo Vạc)… Các diện tích đất nhỏ lẻ không có rừng cũng được nhân dân tận dụng để trồng cây phân tán, trồng cỏ chăn nuôi gia súc.

Hội nghị cũng dành thời gian cho đại biểu các xã, huyện có dự án và lãnh đạo các ngành của tỉnh, Trung ương phát biểu ý kiến thảo luận, nêu lên những mặt được và còn tồn tại trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện dự án trong 8 năm qua, từ đó có những đề xuất kiến nghị với tỉnh và Trung ương có những giải pháp để thực hiện tốt hơn. Trên cơ sở những kết quả đạt được tỉnh đã có báo báo đề xuất dự án chuyển tiếp ĐTBV và PTR tại 6 huyện vùng cao, giai đoạn 2016 – 2020.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến cảm ơn sự quan tâm sâu sắc của các Bộ, ngành Trung ương đã luôn đồng hành với Hà Giang trong quá trình triển khai dự án và đạt được những kết quả nhất định. Đồng chí mong muốn trong thời gian tới các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tâm đến Hà Giang để triển khai dự án chuyển tiếp tại 6 huyện vùng cao của tỉnh. Đồng chí chỉ đạo các ngành chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ cùng với UBND 6 huyện vùng cao hoàn chỉnh báo cáo đề xuất dự án chuyển tiếp ĐTBV và PTR giai đoạn 2016 – 2020, tham mưu cho UBND tỉnh trình các Bộ, ngành Trung ương thẩm định để trình Chính phủ phê duyệt. Đồng chí cũng đề nghị với Trung ương cho Hà Giang được thực hiện chuyển tiếp Dự án giai đoạn 2016 – 2020, đồng thời mở rộng dự án ra 6 huyện vùng cao thuộc Nghị quyết 30a của Chính phủ, góp phần cho người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại địa phương…

 

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiện đại hóa ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới

BHG- Hải quan Hà Giang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một trong những cơ quan đi đầu thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa (HĐH) ; các thủ tục và chế độ quản lý hải quan đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan (TTHQ) chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử; áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong các khâu nghiệp vụ hải quan - ông Lê Ngọc Hiệu, Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Giang chia sẻ!

27/08/2015
Kho bạc Nhà nước Hà Giang 25 năm xây dựng và phát triển

BHG- Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Giang được thành lập cùng với sự tái lập tỉnh tháng 10.1991. Từ chỗ có 9 KBNN huyện và Văn phòng KBNN tỉnh, với 4 phòng nghiệp vụ, 103 cán bộ, công chức (CBCC); đến nay, KBNN tỉnh đã có 10 KBNN huyện trực thuộc và 10 phòng nghiệp vụ tại Văn phòng KBNN tỉnh, với 208 biên chế. 

27/08/2015
Agribank Hà Giang trao 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà lưu trú học sinh.

 

BHG - Ngày 26.8, tại xã Phương Thiện, T.p Hà Giang, Agribank Hà Giang tổ chức trao 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà lưu trú học sinh cho đại diện UBND T.p Hà Giang. 

26/08/2015
Mỗi gia đình cần sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

BHG- Với thông điệp "tiết kiệm hôm nay, thắp sáng ngày mai", cuộc vận động "hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả"  được Trung tâm Khuyến công –Xúc tiến Công thương tỉnh (KHXTCT) đã phối hợp với các huyện, thành phố để vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình thực hiện tiết kiệm nguồn năng lượng điện. 

26/08/2015