Xã Trung Thành, sản xuất lạc gắn nhu cầu thị trường

07:46, 10/03/2015

BHG- Sau ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Mùi, mặc dù sắc thắm hoa đào vẫn còn vẹn nguyên nhuộm hồng không gian sống, nhưng bao nông hộ của xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã “khai Xuân” làm đất, trồng hoặc chăm sóc lạc vụ Xuân.

Họ rôm rả chia sẻ niềm vui về quyết sách kinh tế mới của chính quyền địa phương dành cho nông hộ, thông qua việc hỗ trợ sản xuất lạc giống Và hăng say lao động để vụ Xuân này, hàng trăm ha đất không chủ động về nguồn nước tưới sẽ phủ màu xanh tốt của lạc – cây trồng chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân xã Trung Thành.

Người dân thôn Đồng làm đất, trồng lạc Xuân.
Người dân thôn Đồng làm đất, trồng lạc Xuân.

Trong tổng số gần 530 ha đất trồng cây vụ Xuân (duy trì ổn định qua nhiều năm) của xã Trung Thành thì diện tích đất trồng lạc đạt con số trên 220 ha. Điều này cho thấy, lạc Xuân trở thành cây trồng chính, tạo nguồn thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhiều giống lạc đưa vào sản xuất từ những vụ trước đang bộc lộ sự yếu thế trên thị trường khi ít được người tiêu dùng lựa chọn. Do vậy, vụ Xuân này, xã Trung Thành chủ trương thực hiện hỗ trợ sản xuất lạc giống cho nông hộ bằng cơ cấu giống mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Qua đó, hứa hẹn nhiều đổi thay tích cực cho ngành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã.

Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, Trung Thành được biết đến là xã có diện tích lạc (luân canh trên đất 1 vụ lúa) lớn nhất so với các xã còn lại của huyện Vị Xuyên. Ngoài giống lạc đỏ địa phương, giống lạc L14 và L18 được trồng tại xã đã tỏ rõ ưu điểm về khả năng chống chịu sâu bệnh khá, cho năng suất bình quân đạt 19,7 tạ/ha. Tuy nhiên, chúng cũng có nhược điểm là dễ bị mọt trong quá trình bảo quản, vỏ lụa màu trắng không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Mặt khác, trước thực tế người dân thiếu vốn mua giống lạc tốt để sản xuất; đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường đang ưa chuộng giống lạc có vỏ lụa màu đỏ, xã Trung Thành chủ động đưa giống lạc đỏ Bắc Giang (thuần chủng) vào trồng, với diện tích 17 ha để từng bước thay thế giống lạc cũ. Điều này không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng mà còn đảm bảo tốt chất lượng lạc thương phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Với hình thức cho vay có thu hồi, hàng trăm hộ trồng lạc của xã Trung Thành được Nhà nước hỗ trợ 100% giống lạc đỏ Bắc Giang (tương đương gần 160 triệu đồng). Sau thu hoạch, Nhà nước sẽ thu hồi nguồn vốn bằng cách: Hỗ trợ 1 kg lạc giống, thu lại 1,2 kg giống. Số lượng lạc giống thu hồi sẽ được luân chuyển cho các hộ khác trong xã vay để nhân rộng diện tích trong những mùa vụ tiếp theo. Nếu các hộ không có nhu cầu vay thì số lạc thu hồi sẽ được chuyển thành lạc thương phẩm. Và số tiền thu hồi được đưa vào quỹ thôn nhằm tái đầu tư cho các hộ có nhu cầu vay vốn, theo hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi (bằng mức lãi suất vay dành cho hộ nghèo của Ngân hàng CSXH) để phát triển kinh tế hộ. “Được Nhà nước hỗ trợ giống lạc đỏ Bắc Giang và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật ngay từ những khâu đầu tiên như: Chuẩn bị đất, lên luống, chăm sóc, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, người dân chúng tôi phấn khởi lắm. Ai cũng nhắc nhau tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật để tạo nên sự thay đổi khác biệt về năng suất, chất lượng lạc so với những vụ trước đây”, anh Vương Văn Đương, thôn Đồng chia sẻ.

“Với thân chính cao, khả năng phân nhánh nhiều và nhánh cấp 1 dài chính là những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của giống lạc đỏ Bắc Giang. Hơn nữa, giống lạc này đã khẳng định tốt về chất lượng lạc thương phẩm, có giá bán cao trên thị trường và dễ bảo quản để làm giống cho vụ sau... Đặc biệt, 1 ha lạc giống có thể cho năng suất ước đạt trên 25 tạ và sản lượng của 17 ha lạc giống sẽ đạt con số 42,5 tấn. Như vậy, lợi nhuận (sau khi trừ chi phí) mang đến cho người trồng ước đạt trên 569,4 triệu đồng”, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vị Xuyên, Nguyễn Thị Hương chia sẻ thêm.

Việc chủ động đưa giống lạc mới vào sản xuất gắn với nhu cầu thị trường cùng hình thức cho vay có thu hồi để tái đầu tư là cách làm phù hợp và có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của xã Trung Thành. Cách làm này đã nhận được sự đồng thuận của nông hộ để tương lai gần, Trung Thành sẽ có thêm nhiều con số ấn tượng về năng suất, sản lượng cũng như chất lượng lạc thương phẩm, mang đến cuộc sống sung túc cho người dân xã Trung Thành.

THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vui Xuân mới - nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mới

BHG  - Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi đã đi qua trong không khí trang trọng, đầm ấm, tiết kiệm và thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. Ngay sau Tết, đồng bào rẻo cao đã bước vào các lễ hội Xuân và thi đua xuống đồng lao động, sản xuất với quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu năm 2015.

28/02/2015
Thoát nghèo trên đất quê

BHG - Những ngày giáp Tết, đến thăm ruộng rau xanh mướt của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ); chúng tôi mới cảm nhận được làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng. Trước đây, kinh tế gia đình anh rất khó khăn, do đồng lương ít ỏi nên không đủ lo bữa ăn hàng ngày và nuôi các con ăn học. Trong hoàn cảnh đó, hai vợ chồng anh luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi cái đói, cái nghèo ngay tại chính mảnh đất quê hương...

28/02/2015
Đầu năm, bắt đầu bằng việc tiết kiệm năng lượng

BHG - Năng lượng là một yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển KT – XH. Việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý sẽ là một trong những biện pháp để hướng tới sự phát triển bền vững. 

28/02/2015
Vĩnh Tuy phấn đấu trở thành đô thị loại V

BHG - Vĩnh Tuy, thị trấn cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, Những năm qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của huyện Bắc Quang, thị trấn đã đạt được những thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực...

27/02/2015