Quang Bình đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghiệp thế mạnh

08:02, 04/03/2015

BHG- Với mục tiêu phát huy tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên, khí hậu, đất đai và nguồn nhân lực; trong những năm qua, huyện Quang Bình đã xác định tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp có thế mạnh như thủy điện, chế biến nông, lâm sản, khai thác và sản xuất vật liệu để thúc đẩy KT-XH phát triển.

Nhà máy Thủy điện Sông Chừng.
Nhà máy Thủy điện Sông Chừng.

Xác định rõ những lợi thế đó, huyện Quang Bình đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, phối hợp thực hiện tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào sử dụng các công trình như: Thủy điện Sông Chừng, Bản Rịa, Sông Bạc, với tổng công suất trên 63,5 Kwh. Hiện trên địa bàn huyện có 3 nhà máy thủy điện đã và đang hoạt động tốt gồm: Thủy điện Sông Chừng, công suất 19,5MW; Thủy điện Bản Măng, xã Bản Rịa, công suất 2MW và Thủy điện Sông Bạc, công suất 42MW đã phát điện hòa lưới điện Quốc gia vào ngày 14.4.2014. Đến nay,  công nghiệp thủy điện đã phát triển tương đối tốt, sản lượng điện sản xuất ra năm 2014 đạt 175 triệu Kwh.

Cùng với công nghiệp thủy điện, huyện đã cho chủ trương và chỉ đạo quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp, thủ công nghiệp vừa và nhỏ tại thị trấn Yên Bình, xã Tân Bắc; khuyến khích các cơ sở chế biến như: Chế biến chè, gỗ, nông sản; khai thác và sản xuất vật liệu thông thường; sản xuất rượu, dệt thổ cẩm... đồng thời tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn lao động... Hiện trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến, chủ yếu là chế biến chè, gỗ; với 15 cơ sở ván bóc, sản lượng gần 12.000m3; về chế biến chè có nhà máy sản xuất chế biến của HTX Xuân Mai, xã Xuân Minh; Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư phát triển Quang Bình phối hợp với HTX Cao nguyên, xã Tiên Nguyên và một số cơ sở chế biến chè ở các xã Hương Sơn, Yên Bình, Tân Bắc; các hộ trên địa bàn các xã vùng 3 sản xuất chè bằng máy mi ni. Đến nay, trên địa bàn huyện có gần 500 máy sao chè mi ni, vì thế đã tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển. Song song với công nghiệp thủy điện, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác cũng phát triển mạnh, nhất là khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng thông thường tại các xã Tân Trịnh, Yên Hà, Tiên Yên, Xuân Giang, Yên Thành và thị trấn Yên Bình; qua đó đã đáp ứng được nhu vật liệu xây dựng cho các công trình trên địa bàn huyện.

Để phát huy những tiềm năng hiện có, nhằm góp phần thúc đẩy KT-XH của huyện ngày càng phát triển; đồng chí Lương Văn Thành, Trưởng phòng Công thương huyện cho biết: Với chức năng tham mưu cho huyện, ngành đã đề ra các giải pháp cụ thể như: Phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư xây dựng các công trình thủy điện, xây dựng và phát triển du lịch, dịch vụ gắn với nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Sông Chừng, Sông Bạc; đồng thời kêu gọi thu hút đầu tư công trình Thủy điện Nậm Hóp, xã Tiên Nguyên công suất 7MW được đầu tư vào những năm sau. Bên cạnh đó, tập trung duy trì và phát triển các cơ sở, các HTX tiểu thủ công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, chế biến gạo, miến dong, rượu ngô và xây dựng thương hiệu các sản phẩm hàng hóa. Có chính sách ưu đãi, thực hiện hỗ trợ lãi suất, thực hiện cho vay vốn dài hạn, trung hạn để sản xuất kinh doanh. Tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, kinh doanh lâu dài, hiệu quả, nhất là vùng trồng chè cần được phát triển mở rộng vì cây chè là cây mũi nhọn của huyện gắn với công nghiệp chế biến. Mặt khác, tạo cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tư phát triển chế biến chè chất lượng cao, khôi phục, phát triển thương hiệu rượu ngô Quang Bình, xây dựng khu sản xuất, chế biến chè, trưng bày sản phẩm chè chất lượng cao, các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp ở thôn Nà Tho, xã Tân Bắc và xây dựng khu hoàn thiện, trưng bày giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp ở trung tâm huyện... nhằm góp phần giải quyết việc làm và phát triển KT-XH của địa phương.

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thoát nghèo trên đất quê

BHG - Những ngày giáp Tết, đến thăm ruộng rau xanh mướt của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ); chúng tôi mới cảm nhận được làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng. Trước đây, kinh tế gia đình anh rất khó khăn, do đồng lương ít ỏi nên không đủ lo bữa ăn hàng ngày và nuôi các con ăn học. Trong hoàn cảnh đó, hai vợ chồng anh luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi cái đói, cái nghèo ngay tại chính mảnh đất quê hương...

28/02/2015
Đầu năm, bắt đầu bằng việc tiết kiệm năng lượng

BHG - Năng lượng là một yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển KT – XH. Việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý sẽ là một trong những biện pháp để hướng tới sự phát triển bền vững. 

28/02/2015
Vui Xuân mới - nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mới

BHG  - Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi đã đi qua trong không khí trang trọng, đầm ấm, tiết kiệm và thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. Ngay sau Tết, đồng bào rẻo cao đã bước vào các lễ hội Xuân và thi đua xuống đồng lao động, sản xuất với quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu năm 2015.

28/02/2015
Vĩnh Tuy phấn đấu trở thành đô thị loại V

BHG - Vĩnh Tuy, thị trấn cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, Những năm qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của huyện Bắc Quang, thị trấn đã đạt được những thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực...

27/02/2015