Hà Giang

Bước "chuyển mình" cho sản phẩm nông nghiệp

07:19, 12/03/2015

BHG- Câu chuyện tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp lâu nay luôn làm đau đầu ngành chức năng và là nỗi trăn trở của người nông dân. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm nông nghiệp thời gian qua được xem là bước “chuyển mình” để nông nghiệp Hà Giang phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cây chanh leo phát triển tốt trên địa bàn huyện Vị Xuyên, được trồng bằng sự liên kết “4 nhà”.
Cây chanh leo phát triển tốt trên địa bàn huyện Vị Xuyên, được trồng bằng sự liên kết “4 nhà”.

Trò chuyện với lãnh đạo Sở NN&PTNT trong những ngày toàn tỉnh đang tích cực chăm sóc cây trồng vụ Xuân với quyết tâm thắng lợi, mới thấy nông nghiệp Hà Giang đang có những hướng đi mới, giám đốc Nguyễn Đức Vinh trăn trở: “Cây ngô, cây lúa đảm bảo an ninh lương thực đã làm ấm bụng người nông dân, mục đích cuối cùng là hướng đến sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để trở thành hàng hóa, điều đó, nhất thiết phải có các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển giao KHKT và tạo sự liên kết với doanh nghiệp để ổn định thị trường, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sản xuất...”.

Dẫn chứng cho vấn đề nêu trên, thời gian qua, tỉnh ta đã có các chương trình hợp tác bước đầu mang lại hiệu quả với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp như: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao liên kết với người dân trồng cây cải xalat, chanh leo (60 ha), cây gấc (trên 125 ha); Công ty Bình Minh 3 thực hiện chương trình phát triển cây dược liệu; Công ty Cổ phần dược Y tế và Thương mại Bảo Châu xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát... Các công ty này, ký cam kết rõ ràng với người dân về chuyển giao KHKT và bao tiêu toàn bộ sản phẩm với mức giá phù hợp ngay từ đầu vụ gieo trồng. Bên cạnh đó, người nông dân không còn đơn độc trên thị trường khi ngành chức năng chủ trương thành lập các HTX nông nghiệp thu mua sản phẩm cho người dân, các Tổ sản xuất thôn bản, xây dựng Quỹ phát triển thôn. Các huyện, thành phố tích cực tham gia các hội chợ thương mại, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương và tạo cơ chế, chính sách thông thoáng để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Bước đi mới đang mở ra cơ hội mới cho người nông dân, tuy nhiên điều khiến các cấp và ngành chức năng trăn trở nhất là việc đảm bảo chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Giải quyết vấn đề này, ngoài việc chuyển giao KHKT cho người dân từ các doanh nghiệp, Sở NN&PTNT đang phối hợp với Bộ KH&CN, Viện KHKT Miền núi phía Bắc... và chỉ đạo các Trung tâm Giống cây trồng trên địa bàn thực hiện các chương trình áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất thâm canh để tăng năng suất và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị cao trên thị trường: Dự án phát triển bò vùng cao gắn với trồng cỏ; bằng việc cân đối tổng đàn bò và diện tích trồng cỏ, chuyển một phần diện tích trồng ngô không hiệu quả sang trồng cỏ, bổ sung các loại thức ăn phù hợp với từng địa phương để cân bằng chất dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho bò, thu hoạch cỏ đúng thời điểm để đảo bảo hàm lượng dinh dưỡng cao... nhằm mục đích nâng cao chất lượng thịt bò, tạo thương hiệu bò vùng cao Hà Giang để chiếm lĩnh thị trường. Áp dụng KHKT vào trồng cây dược liệu đúng quy trình, đúng loại và đẩy nhanh tiến độ phân tích dược liệu, chọn cây trồng phù hợp, có giá trị để đưa vào trồng tập trung. Tập trung cải tạo, trồng mới nhiều diện tích cam, chè, thay thế những diện tích đã già cỗi, không năng suất, tăng cường sức để kháng và khả năng chống chọi với các loại sâu bệnh cho cây trồng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Hiện nay, Sở NN&PTNT đang tiếp tục kêu gọi, liên kết với các doanh nghiệp đang có tín hiệu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều cơ hội cho người dân.

Sự liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp tạo nên một quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo chất lượng và thị trường cho sản phẩm là hướng đi đúng đắn, hiệu quả và cần thiết hiện nay khi chúng ta đang hướng đến nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, hướng đi này chỉ mới tập trung vào một số cây trồng chính, chưa tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm nông nghiệp Hà Giang trên thị trường, người dân chủ yếu vẫn tự “mò mẫm” tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các địa phương chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, nên mặc dù được chuyển giao KHKT nhưng việc thâm canh, chăm sóc cây trồng chưa đúng quy trình khiến năng suất chưa cao, thậm chí nhiều diện tích cây trồng bị chết hoặc không phát triển...  

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thoát nghèo trên đất quê

BHG - Những ngày giáp Tết, đến thăm ruộng rau xanh mướt của gia đình anh Vàng Thìn Nghì, thôn Đông Tinh, xã Quyết Tiến (Quản Bạ); chúng tôi mới cảm nhận được làm giàu bằng nghề nông là chuyện không dễ dàng. Trước đây, kinh tế gia đình anh rất khó khăn, do đồng lương ít ỏi nên không đủ lo bữa ăn hàng ngày và nuôi các con ăn học. Trong hoàn cảnh đó, hai vợ chồng anh luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thoát khỏi cái đói, cái nghèo ngay tại chính mảnh đất quê hương...

28/02/2015
Đầu năm, bắt đầu bằng việc tiết kiệm năng lượng

BHG - Năng lượng là một yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình phát triển KT – XH. Việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hợp lý sẽ là một trong những biện pháp để hướng tới sự phát triển bền vững. 

28/02/2015
Vui Xuân mới - nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mới

BHG  - Những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi đã đi qua trong không khí trang trọng, đầm ấm, tiết kiệm và thể hiện rõ tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. Ngay sau Tết, đồng bào rẻo cao đã bước vào các lễ hội Xuân và thi đua xuống đồng lao động, sản xuất với quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu năm 2015.

28/02/2015
Vĩnh Tuy phấn đấu trở thành đô thị loại V

BHG - Vĩnh Tuy, thị trấn cửa ngõ của tỉnh Hà Giang, nằm ở phía Nam của huyện Bắc Quang, Những năm qua, dưới sự lãnh chỉ đạo của huyện Bắc Quang, thị trấn đã đạt được những thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực...

27/02/2015