Hà Giang

Xã Phú Linh xóa đói, giảm nghèo từ tiềm năng sẵn có

08:33, 09/12/2014

HGĐT- Là một trong những xã được huyện Vị Xuyên chọn làm điểm xây dựng Nông thôn mới, xã Phú Linh đã có những bước đổi thay đáng kể về phát triển KT – XH. Đặc biệt, việc biết khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương một cách phù hợp đã giúp nhiều hộ dân xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) bền vững.



Anh Phà Văn Tiên chăm sóc diện tích nuôi trồng thủy sản của gia đình được giao khoán trên hồ Noong.


Cũng như các xã giáp ranh Kim Thạch, Kim Linh, Phú Linh có điều kiện tự nhiên ôn hòa, đất đai phì nhiêu, địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp. Đó chính là một trong những tiềm năng có sẵn của xã. Bởi là địa phương thuần nông, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phú Linh xác định sản xuất nông, lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc XĐGN; đất lúa và hoa màu của xã đều có thể trồng cấy được 2 vụ. Đến nay, xã có 176 ha lúa vụ Xuân, cho năng suất bình quân 57,6 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt 1.014 tấn; vụ Mùa thực hiện được 254 ha/251 ha, đạt 101% KH giao; trong đó, cây lúa lai 130 ha, gồm các giống Nhị ưu 838, Nhị ưu 725; lúa thuần 124 ha gồm các giống BC 15, PC 6, nếp... Như vậy, thổ nhưỡng, khí hậu tại Phú Linh phù hợp với nhiều loại giống lúa lai cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Ngoài lúa, cây ngô, đậu, lạc và các loại rau cũng rất phù hợp với đồng đất Phú Linh. Từ các loại cây trồng này đã mang đến nguồn thu nhập đáng kể thông qua chợ phiên tại trung tâm xã hoặc bán tại thị trường thành phố Hà Giang.

 
Nói đến Phú Linh không thể không nhắc đến hồ Noong, một trong những thắng cảnh vô cùng độc đáo không những của riêng huyện Vị Xuyên mà của cả tỉnh. Nhiều năm trước đây, hồ Noong từng là điểm đến, dừng chân của không ít du khách gần xa, trong cũng như ngoài tỉnh. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, hiện hồ không còn giữ được vẻ đẹp huyền ảo trước đây với những rừng cây cổ thụ ngâm mình trong làn nước trong xanh mê hoặc khách du lịch nữa. Với sự “biến mất” của rừng cây ngập nước ở hồ Noong thực sự là một tổn thất rất lớn đối với người dân ở đây, bởi hồ Noong trước đây đã được coi như biểu tượng của người dân Phú Linh. Tuy nhiên, mặc dù bị mất đi giá trị về du lịch nhưng hồ Noong đã mang lại nguồn lợi kinh tế khác, đó là nguồn lợi về thủy sản. Các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở đây không cần phải đầu tư thức ăn để chăn nuôi cá mà trong lòng hồ đã có các loại rêu tự nhiên cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cá. Phải chăng đây cũng là điều đặc biệt mà thiên nhiên ưu đãi cho những người nông dân nuôi trồng thủy sản ở Phú Linh. Bởi sản phẩm thủy sản ở đây giúp người dân không phải đầu tư lớn nhưng vẫn mang lại chất lượng cao, chiếm được uy tín và thị phần tại thị trường Hà Giang và huyện Vị Xuyên. Trưởng thôn Noong 1-Lương Văn Khuyến-cho biết: Tổng diện tích hồ khoảng 100 ha, nằm trọn vẹn trên địa bàn thôn Noong 1. Trước đây, từ 2010 chưa giao diện tích mặt nước cho từng hộ, UBND xã quản lý chung không mang lại hiệu quả. Từ 2010 đến nay, xã giao khoán cho 8 hộ có điều kiện quản lý, NTTS. Nuôi các loại cá truyền thống: Trôi, Trắm, Chép, Mè. Ngoài ra có các loại cá bản địa tép Diếc, Nheo, Trê, Trạch, Khiếu (cá đắng)... mang lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Một trong những nông dân tiên phong trong phát triển kinh tế từ hồ Noong là anh Phà Văn Tiên. Từ khi xã có chủ trương giao khoán diện tích mặt nước cho các hộ dân, mỗi năm gia đình anh đầu tư từ 250 đến 300 triệu đồng. Mỗi năm thu nhập từ 350 đến 400 triệu đồng. “Năm nay, gia đình tôi đã thả 270 triệu đồng tiền cá giống và công cán vật tư... ước thu nhập 12 tấn cá, bằng 600 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình tôi cũng tạo việc làm cho 4 lao động, thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng. Ngoài NTTS, gia đình còn kết hợp nuôi một số loại thủy cầm...” - anh Tiên chia sẻ.


Một trong những tiềm năng nữa của xã Phú Linh góp phần rất lớn vào công cuộc XĐGN là chợ phiên. Chợ Phú Linh là một trong những chợ nông thôn hoạt động đều đặn, thường xuyên từ khi được thành lập đến nay. Hiện xã có 13 hộ (là những tiểu thương của xã) đăng ký kinh doanh, buôn bán cố định ở chợ. Ngoài ra, vào những ngày chợ phiên có hơn 100 gian hàng được đăng ký trong chợ là các tư thương từ thành phố Hà Giang, thị trấn Vị Xuyên, xã Linh Hồ và đông đảo bà con nông dân mang những nông sản trong xã và các xã lân cận đến trao đổi, mua bán. Thông qua hoạt động chợ phiên ở Phú Linh đã tạo cho người dân điều kiện tiêu thụ được sản phẩm từ nông nghiệp họ làm ra. Do tiêu thụ được sản phẩm, thu nhập cũng nâng lên, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.


Trồng rừng và chế biến lâm sản cũng là một tiềm năng lớn giúp Phú Linh XĐGN cho người dân. Hiện toàn xã có tổng diện tích 400 ha rừng kinh tế, 24 xưởng cưa xẻ; trong đó, có 4 xưởng gỗ bóc. Các xưởng hoạt động thường xuyên, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước, mang lại nguồn lợi, tăng thêm thu nhập cho người dân, giải quyết được nguồn lao động nhàn rỗi ở địa phương.


Có thể nói, ngoài sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc xã Phú Linh đã biết vận dụng khéo léo, khai thác phù hợp những tiềm năng, thế mạnh có sẵn tại địa phương, góp phần không nhỏ trong việc XĐGN cho người dân.


AN DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

HTX Hạnh Quang từng bước đưa chè Shan tuyết Cổng trời thành thương hiệu uy tín
HGĐT- Từ đơn vị sản xuất chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh, nhưng với việc đầu tư bài bản, sự cố gắng của HTX chế biến chè Hạnh Quang, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ để xây dựng thương hiệu, đào tạo công nhân lao động và trang thiết bị máy móc sản xuất chè xanh của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh
27/11/2014
Nỗ lực xây dựng môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
HGĐT- Từ năm 2011 đến nay, tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 57 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 6.440 tỷ đồng. Số vốn đăng ký đầu tư của các dự án tăng dần hàng năm (cả năm 2011 là 1.730 tỷ đồng trong khi 9 tháng đầu năm nay là 2.770 tỷ đồng). Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh được
27/11/2014
Vị Xuyên triển khai tốt Chương trình kết nối ngân hàng – khách hàng
HGĐT- Chương trình kết nối ngân hàng – khách hàng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”. Đây cũng là hoạt động khẳng định cam kết “Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân” trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
26/11/2014
Chi nhánh Ngân hàng TMCPĐT và phát triển Hà Giang: Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng
HGĐT- Trong 10 tháng qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh doanh còn chậm, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, cơ cấu tín dụng còn nhiều bất cập, đầu tư ngoài địa bàn quá lớn trong khi nguồn vốn huy động tại địa phương thấp, tập trung vào nợ dài hạn và vào
26/11/2014