Cho vùng chè phát triển bền vững

20:15, 10/12/2014

HGĐT- Đã từ lâu, vùng đất Hà Giang luôn nức tiếng với những tên chè thơm ngon. Nhưng để hội nhập, phát triển, chỉ với sự nức tiếng ấy thôi là chưa đủ, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa nếu muốn phát triển bền vững. Với mục tiêu nâng cao giá trị và thương hiệu chè, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch số 60 – KH/UBND, ngày 10.4.2014 về hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP và quy trình hệ thống quản lí chất lượng mang tính phòng ngừa an toàn thực phẩm, dựa trên phân tích các mối nguy hại và xác định các biện pháp kiểm soát các điểm kiểm soát tới hạn tại cơ sở chế biến chè (HACCP) vào sản xuất chè tỉnh Hà Giang năm 2014 – 2015.


Trên cơ sở đó, chúng ta triển khai việc khoanh vùng, hỗ trợ sản xuất chè áp dụng quy trình VietGAP và áp dụng quy trình sản xuất chế biến HACCP cho cơ sở chế biến chè. Khảo sát, khoanh vùng sản xuất chè thuộc 4 huyện tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và Hoàng Su Phì. Cùng với đó, ngành chức năng sẽ lấy mẫu đất, nước, mẫu sản phẩm của các vùng chè gửi đi phân tích chỉ tiêu vi sinh, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn để tổ chức thực hiện áp dụng chương trình VietGAP. Tiếp đó, sẽ hỗ trợ sản xuất giống, vật tư phân bón, kinh phí xây bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thu hái chè... Tập huấn VietGAP, HACCP cho cơ sở sản xuất và hộ tham gia chương trình. Lựa chọn cơ sở chế biến chè có đủ năng lực để áp dụng HACCP vào cơ sở chế biến chè; tổ chức xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu chè an toàn...



Cán bộ kỹ thuật lấy các mẫu phân tích tại một vườn chè ở xã Hùng An (Bắc Quang).


Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh thực hiện 800ha chè theo hướng VietGAP. Qua đó thực hiện tư vấn, chứng nhận VietGAP cho các đơn vị: Huyện Bắc Quang 300ha, huyện Quang Bình 200ha, huyện Vị Xuyên 200ha, huyện Hoàng Su Phì 100ha. Địa điểm áp dụng chè VietGAP tại đơn vị như: Xã Hùng An, Công ty CP chè Hùng An, xã Xuân Minh, thị trấn Việt Lâm, xã Thượng Sơn, xã Hồ Thầu. Áp dụng HACCP vào 2 cơ sở chế biến chè ở huyện Bắc Quang. Đồng chí Hoàng Nhị Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, đến nay các địa phương đang triển khai thực hiện kế hoạch năm 2014. Riêng tại huyện Bắc Quang, địa phương có diện tích triển khai nhiều nhất tỉnh, việc triển khai kế hoạch hỗ trợ áp dụng quy trình VietGAP và HACCP vào sản xuất, chế biến chè đã và đang được thực hiện tích cực.


Trao đổi với chúng tôi, chị Mai Thị Giang, chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Bắc Quang cho biết, triển khai Kế hoạch của tỉnh, công tác khảo sát chọn địa điểm và tập huấn kỹ thuật chuyên môn sản xuất chè an toàn ở huyện đã được triển khai tích cực. Tháng 10 và 11.2014 vừa qua, Trung tâm chất lượng Nông lâm sản vùng I Hải Phòng đã thực hiện đánh giá, chứng nhận 2 lần cho vùng sản xuất 341,6ha và đã cấp giấy chứng nhận 341,6ha cho xã Hùng An (160ha), thị trấn Vĩnh Tuy (81,6ha), Công ty CP chè Hùng An (100ha). Trung tâm cũng đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm chè búp tươi 100ha của Công ty cổ phần chè Hùng An, 160ha cho xã Hùng An, 81,6ha cho thị trấn Vĩnh Tuy. Đồng thời, chứng nhận HACCP cho Công ty CP chè Hùng An.


Tiếp nối năm 2014, theo Kế hoạch của tỉnh, năm 2015, chúng ta sẽ áp dụng VietGAP 500ha chè, trong đó huyện Bắc Quang 200ha, huyện Quang Bình 100ha, Huyện Vị Xuyên 50ha, huyện Hoàng Su Phì 150ha. Đồng thời, thực hiện tư vấn, chứng nhận VietGAP 500ha; tư vấn cấp chứng nhận HACCP cho 2 cơ sở... Với nỗ lực trong việc xây dựng các vùng chè theo hướng an toàn, hy vọng chè Hà Giang sẽ từng bước được nâng tầm, vững vàng bước ra thị trường ngày càng có nhiều sự cạnh tranh của các thương hiệu chè trong và ngoài nước.


PHÙNG NGUYÊN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực xây dựng môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
HGĐT- Từ năm 2011 đến nay, tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 57 dự án với tổng số vốn đầu tư trên 6.440 tỷ đồng. Số vốn đăng ký đầu tư của các dự án tăng dần hàng năm (cả năm 2011 là 1.730 tỷ đồng trong khi 9 tháng đầu năm nay là 2.770 tỷ đồng). Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, kết quả thu hút đầu tư của tỉnh được
27/11/2014
HTX Hạnh Quang từng bước đưa chè Shan tuyết Cổng trời thành thương hiệu uy tín
HGĐT- Từ đơn vị sản xuất chè xanh thủ công, quy mô nhỏ, sản phẩm chỉ bán ở thị trường trong tỉnh, nhưng với việc đầu tư bài bản, sự cố gắng của HTX chế biến chè Hạnh Quang, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ để xây dựng thương hiệu, đào tạo công nhân lao động và trang thiết bị máy móc sản xuất chè xanh của Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương tỉnh
27/11/2014
Vị Xuyên triển khai tốt Chương trình kết nối ngân hàng – khách hàng
HGĐT- Chương trình kết nối ngân hàng – khách hàng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu”. Đây cũng là hoạt động khẳng định cam kết “Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân” trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
26/11/2014
Chi nhánh Ngân hàng TMCPĐT và phát triển Hà Giang: Từng bước nâng cao chất lượng tín dụng
HGĐT- Trong 10 tháng qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh doanh còn chậm, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn, cơ cấu tín dụng còn nhiều bất cập, đầu tư ngoài địa bàn quá lớn trong khi nguồn vốn huy động tại địa phương thấp, tập trung vào nợ dài hạn và vào
26/11/2014