Trồng cây đậu tương - hướng thoát nghèo của người dân Đồng Văn

08:11, 05/12/2013

HGĐT - Nghị quyết số 01 ngày 23.6.2010 của huyện Đồng Văn xác định: Đến năm 2015, tổng diện tích gieo trồng đậu tương đạt trên 2.500 ha, năng suất trung bình 8 - 10 tạ/ha, sản lượng trên 3.000 tấn. đậu tương được chọn là cây mũi nhọn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, XĐGN ở Đồng Văn.


Sau 3 năm, kể từ khi “chiến lược phát triển cây đậu tương” của huyện Đồng Văn ra đời, tôi lại có dịp trở lại nơi đây. Dọc đường nổi bật nhất là màu vàng của đậu tương đang mùa thu hoạch. Đậu tương chen với đá, vươn lên trên đá, mang lại no ấm cho người dân. Qua một vài vụ thử nghiệm thành công, Đồng Văn đã chọn đậu tương là cây mũi nhọn, có thế mạnh để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và có chính sách mở rộng gieo trồng từ 1 vụ lên 2 vụ/năm với các giống mới như DT84, VX93, DT90. Thời gian trước đây, việc trồng đậu tương còn dàn trải, manh mún, nhiều gia đình chưa nhận thức đúng, nặng tư tưởng trông chơ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước, trong khi diện tích trồng ngô, lúa 1 vụ có thể chuyển sang trồng đậu tương rất lớn. Nghị quyết 01 mở ra hướng mới cho cây đậu tương trên đất Đồng Văn. UBND huyện xây dựng chương trình hành động, quy hoạch vùng phát triển chuyên canh đậu tương; các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, MTTQ phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, nhằm thay đổi nhận thức của người dân về việc đưa đậu tương giống mới vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập, XĐGN. Trên cơ sở đó, người dân biết cây đậu tương có thể trồng trên diện tích cấy lúa 1 vụ, trồng trên nương, xen canh gối vụ mà không ảnh hưởng đến năng suất cây trồng khác. Đậu tương được trồng luân canh theo phương thức: Đậu tương Xuân - ngô Xuân hè - đậu tương Thu đông đối với những xã núi đá, vùng trồng ngô; đậu tương Xuân - lúa Hè thu - rau màu vụ Đông ở những xã núi đá, vùng có diện tích lúa 1 vụ. Huyện có cơ chế, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn lãi suất thấp, hỗ trợ giống đậu tương cho hộ nghèo, khuyến khích các gia đình chuyển đổi đất trồng ngô và một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng đậu tương.

 

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 01, cây đậu tương đã được nhân dân đồng tình ủng hộ, diện tích gieo trồng ngày càng mở rộng. Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng cây đậu tương đạt 2.000 ha, gồm các giống DT84, DT90, DT112, tổng sản lượng đạt 2.100 tấn, tăng gần 1.000 ha so với năm 2005; năm 2013, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 2.350 ha, tăng 300 ha so với năm 2011, năng suất bình quân 9,7tạ/ha, sản lượng đạt 2.300 tấn, giá trị đạt trên 45 tỷ đồng. Theo đánh giá của huyện, tuy sản lượng tăng lên qua các năm nhưng chưa đạt mục tiêu so với nghị quyết về diện tích và năng suất. Nguyên nhân do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, thiếu nước, thiếu vốn; công tác tuyên truyền nhiều lúc, nhiều nơi chưa sâu sát, thiếu thường xuyên; người dân chưa mạnh dạn ứng dụng tiến bộ KHKT, chưa đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình nên năng suất chưa cao.

 

Khắc phục tình trạng này, Đồng Văn tiếp tục tuyên truyền để người dân hiểu và nhận thức đúng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây đậu tương vào gieo trồng. Khuyến khích người dân ở những xã, nơi có điều kiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây đậu tương, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng cây năng suất thấp và đưa diện tích đất lúa 1 vụ sang trồng đậu tương, trồng xen canh, gối vụ. Bên cạnh đó thường xuyên mở các lớp tập huấn phổ biến về quy trình, kỹ thuật trồng, thâm canh đậu tương giống mới, khuyến cáo người dân trồng giống VX93, DT84, DT90. Phấn đấu đến năm 2015, đưa tổng diện tích cây đậu tương tăng lên trên 2.500 ha, sản lượng đạt trên 3.000 tấn. Để thực hiện được mục tiêu, kế hoạch trên, huyện Đồng văn sẽ tiếp tục triển khai nhiều giải pháp từ ứng dụng KHKT, luân chuyển giống, tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với lãi suất thấp để mua giống, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm...

 

Sau 3 năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trọng tâm là cây đậu tương, Đồng Văn đang trở thành vùng có diện tích đậu tương lớn, với thị trường tiêu thụ rộng, giá thành sản phẩm cao, ổn định như hiện nay, đậu tương đã thực sự mang lại cuộc sống ấm no cho người dân.


Bài, ảnh: Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Yên Minh đáp ứng nguồn vốn cho nhân dân phát triển kinh tế
HGĐT- Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Yên Minh đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân trên địa bàn tiếp cận nhanh với nguồn vốn vay phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, xóa đói giảm nghèo... Hàng năm đóng góp hàng tỷ đồng tiền thuế cho địa phương.
30/11/2013
Trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên của tỉnh được cấp Chứng nhận VietGAHP
HGĐT- Trang trại Hà Huy, tổ 11, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) vừa được Trung tâm Chất lượng nông, lâm – thủy sản (NL–TS) vùng 1 (Cục Quản lý Chất lượng NL- TS) cấp Chứng nhận VietGAHP cho quy trình sản xuất lợn thịt. Đây là trang trại chăn nuôi lợn thịt đầu tiên trên địa bàn tỉnh được cấp chứng nhận ý nghĩa này.
30/11/2013
Xã Nậm Ty phát huy hiệu quả công trình thủy lợi
HGĐT - Xác định phát triển hệ thống thủy lợi (HTTL) là một trong những khâu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Thời gian qua, ngoài việc tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, xã Nậm Ty (Hoàng Su Phì) đã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân thấy được lợi ích thiết thực của HTTL mang lại, từ đó bà con đã tự nguyện đóng góp tiền và ngày công lao
28/11/2013
Yếu tố hàng đầu là người dân tự giác
HGĐT- Nghị quyết số 03 của BCH Đảng bộ huyện Đồng Văn nêu rõ: “Chăn nuôi gia súc chiếm một vị trí rất quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm, sức kéo, còn là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt” . Theo đó, BCH Đảng bộ huyện đã soạn thảo Chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp thực tế địa phương, được triển khai rộng trong nhân dân giai đoạn 2010 - 2015, nhằm từng bước
26/11/2013