Tổng kết công tác sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2009

16:57, 11/11/2009

HGĐT- Sáng 9.11, tại Hội trường các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất nông - lâm nghiệp (NLN) năm 2009, thông qua mục tiêu, kế hoạch năm 2010.


 
 Nhờ chăn nuôi hiệu quả, gia đình anh Lê Văn Phận, thôn Việt Thành, xã Việt Lâm (Vị Xuyên) vừa được huyện hỗ trợ 25 triệu đồng để mở rộng quy mô chuồng trại, phát triển chăn nuôi. Ảnh: Hữu Thụy

Các đồng chí: Trịnh Duy Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Bào, Giám đốc Sở NN & PTNT dự và chỉ đạo hội nghị. Dự Hội nghị còn có lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo UBND, Phòng NN & PTNT, Hạt Kiểm lâm, Ban quản lý Dự án 661, Trạm Bảo vệ thực vật, Khuyến nông, Thú y các huyện, thị xã. Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang, Công ty TNHH Đông Thành, Công ty Cổ phần vật tư NLN tỉnh và Ban quản lý rừng 4 huyện vùng cao núi đá.


Năm 2009, giá trị sản xuất NLN của tỉnh ước đạt 2.459,4 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2008, hệ số sử dụng đất cũng tăng từ 1,7 lần năm 2008 lên 1,8 lần trong năm 2009. Tổng diện tích gieo trồng ước thực hiện được 174.561,8ha, tăng 8.585,6ha so với năm 2008. Diện tích lúa cả năm là 35.613,5 ha, đạt 100,05% kế hoạch, tăng 180,3 ha; diện tích lúa thâm canh là 32.062,1ha, chiếm 90% diện tích gieo trồng. Trong đó, diện tích lúa chất lượng cao là 7.246,9 ha, năng suất bình quân cả năm ước đạt 48,88tạ/ha, tăng 3,3tạ/ha. Ngô diện tích cả năm là 46.961ha, đạt 102,6% kế hoạch, tăng 557,5 ha. Trong đó, diện tích thâm canh là 35.466,9ha, chiếm 75,6% diện tích gieo trồng, năng suất cả năm ước đạt 25,88tạ/ha tăng 1,54tạ/ha so với năm 2008. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 303.374 tấn, đạt 102,8% kế hoạch và tăng 23.073,4 tấn so với năm 2008. Về thực hiện Kết luận của BTV Tỉnh ủy, Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường đầu tư thâm canh lúa, ngô vụ mùa năm 2009. Toàn tỉnh xây dựng được 290 cánh đồng mẫu, cánh đồng thâm canh với tổng diện tích 23.331 ha, trong đó có 127 cánh đồng thâm canh mẫu với diện tích 1.191,8 ha. Trên cơ sở đánh giá tại các huyện, mặc dù mức đầu tưthâm canh mới đạt từ 50 - 60% định mức theo hướng dẫn của Sở NN & PTNT nhưng năng suất lúa bình quân của các cánh đồng thâm canh mẫu đều đạt xấp xỉ 60 tạ/ha (trong đó lúa lai đạt từ 66,5 - 75 tạ/ha và lúa thuần đạt từ 45 - 52 tạ/ha); ngô đạt trên 30 tạ/ha, vượt xa so với năng suất bình quân các năm. Tính toán về hiệu quả kinh tế sau khi trừ mọi chi phí, bình quân 1 ha lúa, ngô thực hiện theo cánh đồng thâm canh mẫu, lợi nhuận thu thêm được xấp xỉ 4 triệu đồng. Qua đó có thể khẳng định, chủ trương đúng đắn và hiệu quả của BTV Tỉnh ủy trong định hướng và chỉ đạo về lĩnh vực sản xuất NLN trong năm 2009 cũng như những năm tới. Năm 2009, toàn tỉnh còn gieo trồng được 21.362 ha đậu tương, 6.585,2 ha lạc, 16.744,7 ha rau đậu các loại, 3.748ha cỏ và 210 ha cải dầu... hầu hết các loại cây trồngđều cho năng suất, sản lượng cao hơn năm trước. Công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được các địa phương quan tâm chú trọng, trong năm cơ bản không có dịch bệnh lớn xảy ra, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Công tác khuyến nông đã có chuyển biến tích cực, các địa phương từng bước kiện toàn lại đội ngũ cán bộ khuyến nông thôn bản, đáp ứng được yêu cầu nhiêm vụ. Các chương trình dự án được triển khai hiệu quả, công tác phòng, chống bão lũ được các địa phương chủ động cũng như trong khắc phục hậu quả... Công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, đã hạn chế được các vụ vi phạm lâm luật, công tác PCCR từng bước được xã hội hoá, góp phần đưa độ che phủ rừng của tỉnh năm 2009 đạt 53%. Bên cạnh những kết quả, báo cáo cũng nêu rõ những hạn chế trong sản xuất NLN của tỉnh cần sớm được khắc phục như: Cơ cấu giống cây trồng (lúa, ngô) bố trí trên địa bàn các huyện, xã còn dàn trải, thiếu chọn lọc và chưa tạo được vùng sản xuất hàng hoá. Công tác quản lý giống cây trồng còn nhiều bất cập, thiếu kiểm tra, giám sát. Công tác bảo vệ thực vật còn yếu, chưa kịp thời dự tính, dự báo và phát hiện sâu bệnh gây hại. Công tác tuyên truyền, kiểm tra, bàn giao mặt bằng cho Công ty cổ phần cao su và việc triển khai trồng cây cao su còn chậm dẫn đến không hoàn thành kế hoạch đề ra. Từ những kết quả đạt được trong năm 2009, mục tiêu sản xuất NLN năm 2010 của tỉnh là: Tập trung mạnh vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, chỉ đạo quyết liệt khâu thâm canh để tạo chuyển biến mới về năng suất, chất lượng các loại cây trồng, đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất NLN cấp xã làm cơ sở sản xuất theo quy mô hàng hoá. Thực hiện gắn kết giữa “4 nhà” nhằm đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm NLN, gắn chế biến với thị trường tiêu thụ. Đảm bảo cơ cấu kinh tế NLN - thủy sản chiếm 30%, nâng độ che phủ rừng năm 2010 đạt 55% và hệ số sử dụng đất tăng 1,9 lần, sản lượng lương thực năm 2010 phấn đấu đạt 343.000 tấn (vượt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hôi XIV của Tỉnh Đảng bộ là 83.000 tấn).


Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Trịnh Duy Quyền đã ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong triển khai và thực hiện có hiệu quả Kết luận của BTV Tỉnh ủy, Chỉ thị của UBND tỉnh về tăng cường đầu tư thâm canh lúa, ngô vụ mùa năm 2009 và đã đem lại cho tỉnh ta một năm được mùa thắng lợi... Đồng thời nhấn mạnh: Vụ sản xuất đông xuân 2009 - 2010, ngoài các loại cây lương thực, các địa phương cần tập trung trồng các loại rau, đậu, đỗ và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Hạn chế việc bán trâu, bò sinh sản, tiếp tục bình tuyển bảo tồn trâu, bò giống. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 14 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh thâm canh ngô, lúa và xây dựng mô hình điểm về thâm canh, chú ý chất lượng giống, phân bón trong sản xuất. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, thâm canh ngô, lúa, đậu tương... theo các chương trình 135; 30a; nông nghiệp trọng tâm và Nghị quyết 12/2009/ NQ HĐND của HĐND tỉnh về hỗ trợ lãi xuất cho nông dân. Nhân rộng diện tích cây cải dầu,trồng cỏ phục vụ chăn nuôi ở các địa phương, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng, trong đó có dự án hồ chứa nước sinh hoạt cho đồng bào ở các huyện vùng cao phía bắc...


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần đầu tư giống và kỹ thuật cho nông dân Bắc Quang phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
HGĐT - Bắc Quang, một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, nơi tập trung số lượng ao, hồ tương đối lớn. Do vậy vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nơi đây cần phải có chính sách quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương.
30/10/2009
Quản Bạ khuyến khích phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp
HGĐT - Trong những năm qua, huyện Quản Bạ có nhiều cơ chế, chính sách và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế và năng suất lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng.
30/10/2009
Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Nà Chì - Nấm Dẩn.
HGĐT - Hết tháng 9.2009, công trình nâng cấp tuyến đường Nà Chì - Nấm Dẩn (Xín Mần) đã bước vào giai đoạn thi công nước rút nhằm hoàn thành vào cuối năm 2009, bàn giao đưa vào sử dụng khai thác đầu năm 2010.
30/10/2009
Xín Mần chuyển đổi cơ cấu giống lúa bằng các mô hình
HGĐT- Vụ mùa 2009, Xín Mần xây dựng 142 mô hình cấy lúa bằng 3 loại giống thuần chủng là Khang Dân 18, Bao Thai và HT1 với mong muốn làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu giống lúa cấy tại các xã trong huyện, và tiết kiệm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tăng lợi ích kinh tế cho đồng bào địa phương, đồng thời giảm chi phí trong công tác khuyến nông, từng bước
28/10/2009