Khoa học công nghệ, động lực cho phát triển nhanh và bền vững: Kỳ 1 - Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

16:17, 03/08/2022

BHG - Tăng cường tiềm lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN)  và đổi mới sáng tạo vào sản xuất, đời sống; phát triển đội ngũ cán bộ KHCN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng... là những quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền tỉnh trong phát triển mạnh mẽ KHCN. Trên cơ đó, đưa KHCN trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Báo Hà Giang điện tử xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài “Khoa học công nghệ, động lực cho phát triển nhanh và bền vững”.

Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc giúp Hợp tác xã Hải Khang (Bắc Quang) nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm OCOP.
Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc giúp Hợp tác xã Hải Khang (Bắc Quang) nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm OCOP.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20, ngày 1.11.2012 của BCH T.Ư Đảng (khóa XI) về: “Phát triển KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”; với nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, tỉnh ta từng bước đưa KHCN trở thành một trong những khâu đột phá chiến lược quan trọng để tiến tới phát triển nhanh và bền vững dải đất biên cương nơi cực Bắc Tổ quốc.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết số 20 đối với việc phát triển KHCN, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành 1 nghị quyết, 2 chương trình hành động và nhiều văn bản lãnh, chỉ đạo nhằm phát triển KHCN, nâng cao chất lượng ứng dụng KHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở này, các cấp, ngành cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch nhằm đưa Nghị quyết vào cuộc sống; trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân, phát triển hạ tầng KHCN. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) trong tỉnh đưa chỉ tiêu về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường thành tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp, ngành hàng năm.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa giúp người dân xã Việt Vinh (Bắc Quang) tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa giúp người dân xã Việt Vinh (Bắc Quang) tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, ngày 12.1.2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 16 về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo trong các DN, hợp tác xã (HTX) tỉnh Hà Giang đến năm 2025. Đây là cơ sở quan trọng để nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức kinh tế về vị trí, vai trò của KHCN trong phát triển KT-XH; xác định đúng thực trạng các loại hình DN, HTX trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong các DN, HTX. Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh ta tập trung ưu tiên hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp KHCN cho mỗi huyện, thành phố xây dựng tối thiểu 3 mô hình phát triển DN, HTX gắn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; hỗ trợ hình thành DN, HTX về ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo; phát triển DN, HTX vệ tinh, phụ trợ theo chuỗi giá trị gia tăng.

Cùng với kết quả trên, tỉnh ta có nhiều đổi mới trong công tác quản lý hoạt động KHCN, quy trình đăng ký, xét duyệt, tuyển chọn, phê duyệt và giao nhiệm vụ KHCN. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN, đóng góp vào việc phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh ta đã triển khai thực hiện 233 nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng KHCN; trong đó, 21 nhiệm vụ cấp quốc gia, cấp bộ, 105 nhiệm vụ cấp tỉnh và 107 nhiệm vụ cấp cơ sở. Nhìn chung, các nhiệm vụ KHCN đã bám sát mục tiêu phát triển KT-XH địa phương. Tỷ lệ nhiệm vụ KHCN đồng đều hơn trong các lĩnh vực, cụ thể: Nông, lâm nghiệp chiếm 35,6%; khoa học xã hội và nhân văn, y dược chiếm 26,6%; khoa học kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin chiếm 37,8%. Trong đó, ưu tiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản; chuyển giao thành quả tiến bộ kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, tập trung nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KT-XH, QP-AN, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, đổi mới công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân...

Nhiều chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu KHCN đã, đang khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của KHCN trong đời sống và sản xuất, góp phần vào việc phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, tạo động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Điển hình có thể kể đến một số chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu KHCN, như: Ứng dụng công nghệ xử lý nước mặt để cấp nước sạch tập trung tại xã Tùng Bá (Vị Xuyên); nghiên cứu, khai thác, bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh; công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới – thực trạng và giải pháp; nâng cao nhận thức về giá trị di sản Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn cho học sinh các trường THCS trên địa bàn tỉnh; phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế...

Theo nhận định của các chuyên gia, KHCN phát triển đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giai đoạn 2012 – 2021, đóng góp của yếu tố tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh đạt 10,26%, tốc độ tăng TFP bình quân đạt 1,36%/năm. Tỷ phần đóng góp các yếu tố vốn và lao động có xu hướng giảm dần trong khi đó tỷ phần đóng góp của TFP tăng lên. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh từng bước được cải thiện và đang có dấu hiệu dịch chuyển dần từ chiều rộng sang chiều sâu. Thông qua TFP đã phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động…

Có thể khẳng định, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 20, cấp ủy tỉnh đã lãnh, chỉ đạo kịp thời xây dựng và phát huy nội lực về KHCN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KHCN phù hợp với thực tiễn địa phương. Đồng thời vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 16 về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới, sáng tạo trong các DN, hợp tác xã (HTX) tỉnh Hà Giang đến năm 2025 sẽ càng tạo thêm các cơ chế, động lực cho sự phát triển của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục, đào tạo và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo bước chuyển đột phá phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN trên địa bàn tỉnh. Không những vậy, với nhiều quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền tỉnh về phát triển KHCN trong thời kỳ 4.0 đã góp phần đưa nông, lâm nghiệp bứt phá, tạo sức bật cho văn hóa, xã hội của tỉnh thêm phát triển.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố triển khai dịch vụ công thiết yếu mức độ 4 trong lĩnh vực đất đai trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
BHG - Sáng 29.7, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị công bố triển khai thí điểm kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở Dữ liệu Quốc gia (CSDLQG) về dân cư đối với lĩnh vực đất đai: “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp giấy chứng nhận” theo Quyết định 06 của Thủ tướng Chính phủ. Dự hội nghị có lãnh đạo Cục Công nghệ Thông tin và Dữ liệu - Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
29/07/2022
Triển khai hiệu quả hóa đơn điện tử
BHG - Cùng với cả nước, Hà Giang thuộc nhóm 57 tỉnh, thành phố triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) giai đoạn II, từ tháng 4.2022 theo tinh thần chỉ đạo tại Quyết định số 206/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 24.2.2022. Ngành Thuế Hà Giang đặt mục tiêu đến hết ngày 30.6.2022, 100% doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng HĐĐT. Đây cũng là nội dung nhằm thực hiện tốt Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 12.1.2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo trong các DN, HTX tỉnh Hà Giang đến năm 2025.
29/06/2022
Ra mắt tính năng tra cứu thông tin liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên trên Zalo
BHG - Nhằm cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu của thân nhân liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông đã ra mắt trang thông tin điện tử về Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên có địa chỉ: https://ntls.hagiang.gov.vn và trang Zalo “Nghĩa trang Liệt sỹ Vị Xuyên” nhân dịp  27.7.2022.
28/07/2022
Khoa học - kỹ thuật mang lại hữu ích cho nhân dân
BHG - Nhiều năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh đã nỗ lực xây dựng, phát triển tổ chức ngày càng lớn mạnh, nâng tầm nền KH&KT, góp phần quan trọng vào sự phát triển KT – XH của tỉnh nhà.
27/07/2022