"Quả ngọt" của những chàng trai khởi nghiệp trên đất khó

11:52, 04/07/2021

BHG - Tốt nghiệp Đại học Mỏ - Địa chất, năm 2016 vì khó tìm việc làm Nhà nước, Nguyễn Xuân Tiến, chàng trai người Tày sinh năm 1991 ở tổ 9, xã Phương Độ, TP. Hà Giang đã mạnh dạn rẽ ngang, khởi nghiệp (start-up) ở lĩnh vực nông nghiệp. Gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng nhờ chịu khó học hỏi, nhạy bén với khoa học công nghệ, tự tin vào khả năng thành công đã giúp Tiến gặt hái những trái ngọt từ quyết định start-up của mình. Từ những diện tích nhà lưới vài trăm mét vuông ban đầu, năm 2019 Tiến cùng với 6 thanh niên người Tày, Nùng ở địa phương, có khát khao start-up thành lập HTX Thanh niên Phương Tiến, là mô hình canh tác nông nghiệp nhà lưới thông minh ở xã Phương Tiến, Vị Xuyên. Và đến nay, nhờ làm ăn ổn định, HTX phát triển thêm cơ sở 2 tại thôn Lùng Càng, xã Phong Quang với tổng diện tích trên 3.000m2 nhà lưới.                                                                       

Dưới đây là những hình ảnh về thành quả start-up của Nguyễn Xuân Tiến và HTX. (Một số hình ảnh được chụp trước ngày 28.4.2021)

Với khát khao khởi nghiệp, Tiến cùng các thành viên HTX đã vay Agribank Hà Giang 400 triệu đồng và góp thêm vốn đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới có ứng dụng công nghệ để trồng các loại dưa có giá trị kinh tế cao, theo hướng an toàn, như dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa lê Bạch Ngọc...
Với khát khao khởi nghiệp, Tiến cùng các thành viên HTX đã vay Agribank Hà Giang 400 triệu đồng và góp thêm vốn đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới có ứng dụng công nghệ để trồng các loại dưa có giá trị kinh tế cao, theo hướng an toàn, như dưa lê Hàn Quốc, dưa lưới, dưa lê Bạch Ngọc...
 
Từng gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, thiên tai, nhưng tất cả không làm nản ý chí start up của Tiến và các bạn trẻ. Đến nay, HTX Thanh niên Phương Tiến đã có hệ thống nhà lưới khoa học để phát triển sản xuất.
Từng gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm, thiên tai, nhưng tất cả không làm nản ý chí start up của Tiến và các bạn trẻ. Đến nay, HTX Thanh niên Phương Tiến đã có hệ thống nhà lưới khoa học để phát triển sản xuất.
 Không ai nghĩ, từ những mảnh đất cằn đầy gồ ghề, cây cỏ trong các chân núi, đến nay hệ thống nhà lưới đầy sức sống trẻ của HTX Thanh niên Phương Tiến được ứng dụng công nghệ trồng mới, có hệ thống tưới và cung cấp dưỡng chất cho cây tự động, được điều khiển bằng điện thoại thông minh, giúp tiết kiệm công sức, chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
Không ai nghĩ, từ những mảnh đất cằn đầy gồ ghề, cây cỏ trong các chân núi, đến nay hệ thống nhà lưới đầy sức sống trẻ của HTX Thanh niên Phương Tiến được ứng dụng công nghệ trồng mới, có hệ thống tưới và cung cấp dưỡng chất cho cây tự động, được điều khiển bằng điện thoại thông minh, giúp tiết kiệm công sức, chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
Theo Giám đốc HTX Nguyễn Xuân Tiến và các thành viên, nhờ làm chủ công nghệ sản xuất, nếu thị trường đầu ra thuận lợi, bình quân mỗi 1.000m2 hàng năm sẽ mang lại cho HTX lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Thời gian tới, HTX mong muốn được các ngành, các cấp tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay ưu đãi để tiếp tục mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Theo Giám đốc HTX Nguyễn Xuân Tiến và các thành viên, nhờ làm chủ công nghệ sản xuất, nếu thị trường đầu ra thuận lợi, bình quân mỗi 1.000m2 hàng năm sẽ mang lại cho HTX lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Thời gian tới, HTX mong muốn được các ngành, các cấp tạo điều kiện hỗ trợ vốn vay ưu đãi để tiếp tục mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm cho người lao động.
Những “quả ngọt start-up” hôm nay là kết quả của quá trình đầy tâm huyết, trai bàn tay, sạm làn da của Nguyễn Xuân Tiến và các chàng trai người Tày, Nùng. Theo các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đánh giá, mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp này chưa có nhiều ở Hà Giang và là một hướng đi phù hợp cho phong trào start up của thanh niên ở Hà Giang.
Những “quả ngọt start-up” hôm nay là kết quả của quá trình đầy tâm huyết, trai bàn tay, sạm làn da của Nguyễn Xuân Tiến và các chàng trai người Tày, Nùng. Mô hình ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp này chưa có nhiều ở Hà Giang và là một hướng đi phù hợp cho phong trào start up của thanh niên Hà Giang.

 ĐT


Cùng chuyên mục

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống

BHG - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học (CNSH) mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển KT – XH. Nắm bắt kịp thời xu thế đó, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt việc ứng dụng CNSH trong nhiều lĩnh vực và bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.

30/06/2021
Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông minh

BHG - Trước sự chuyển biến mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3.6.2020 về "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Từ chủ trương này, tỉnh ta đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác điều hành, quản lý các hoạt động KT - XH. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 27.10.2020 về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học "Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu thông tin thông minh trên địa bàn tỉnh Hà Giang"...

27/05/2021
Chuyển giao các mô hình ứng dụng khoa học vào thực tiễn

BHG - Với đặc thù là tỉnh miền núi, trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp. Những năm qua, tỉnh ta đặc biệt quan tâm đầu tư nghiên cứu các đề tài khoa học, công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, dược liệu để ứng dụng, chuyển giao đưa vào sản xuất.

24/06/2021
Hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về Chuyển đổi số

BHG - Chiều 23.4, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy về Chuyển đổi số. Đồng chí Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT&TT chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các đơn vị viễn thông trên địa bàn.

24/04/2021