Hà Giang

Góp sức xây dựng Chỉ dẫn địa lí cho những sản vật địa phương

07:46, 12/09/2017

BHG- Với khoảng 50 sản phẩm được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lí (CDĐL) trong toàn quốc hiện nay, Hà Giang chiếm đến 3 sản phẩm và là một trong những địa phương có sản phẩm được cấp CDĐL nhiều nhất. Đó là CDĐL Hà Giang cho cam Sành; CDĐL cho mật ong Bạc hà Mèo Vạc và CDĐL cho hồng không hạt Quản Bạ. Thêm một tin vui cho vùng đất Hà Giang, hiện nay sản phẩm gạo Già Dui Xín Mần đang được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp Chứng nhận CDĐL. Đồng thời, tạo ra cơ hội thúc đẩy sản xuất, mang lại thu nhập cho người dân, góp phần quảng bá hình ảnh Hà Giang.

Những trái cam Sành Hà Giang được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lí, là cơ hội lớn cho người trồng cam vươn lên.  Trong ảnh: Vườn cam Sành được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang.
Những trái cam Sành Hà Giang được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lí, là cơ hội lớn cho người trồng cam vươn lên. Trong ảnh: Vườn cam Sành được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Vĩnh Hảo, Bắc Quang.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hà Thị Hằng Nga, Trưởng phòng Quản lí chuyên ngành, Sở KH&CN, cho biết: Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng CDĐL cho các sản phẩm đặc thù của địa phương, những năm qua, với sự quan tâm của tỉnh; ngành KH&CN đã tích cực bát sát thực tiễn, tham mưu đề xuất lựa chọn các sản phẩm đủ điều kiện để đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xét cấp Chứng nhận CDĐL. Sở KH&CN luôn quan tâm, hướng dẫn các địa phương, đơn vị có sản phẩm tiêu biểu thực hiện các bước nhằm xây dựng CDĐL. Thực tế, việc xây dựng được CDĐL cho 1 sản phẩm không đơn giản và không phải là việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm. Mỗi một dự án xây dựng CDĐL giống như một đề tài khoa học vậy. Dù là dự án, nhưng hàm lượng khoa học rất cao.

Thực tế, nhãn hiệu là cách để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, còn với CDĐL là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ. Với sản phẩm được cấp Chứng nhận CDĐL phải đáp ứng các yêu cầu như là nơi có điều kiện đặc thù về thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng; phương thức, quy trình sản xuất truyền thống; vùng nguyên liệu,... để tạo ra sản phẩm đặc thù. Vì thế, có thể thấy những địa phương có sản phẩm được cấp CDĐL là nơi có điều kiện tự nhiên hết sức hết sức đặc thù, khác biệt. Ví dụ như Hà Giang, Cao Bằng, Ninh Thuận, Kiên Giang, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Sơn La...  Ở Hà Giang, sản phẩm mật ong Bạc hà Mèo Vạc, hồng không hạt Quản Bạ và cam Sành Hà Giang đã chứng minh là những sản phẩm của vùng đất rất đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng và lối canh tác, sản xuất đặc biệt.

Trong điều kiện KT – XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, sự xuất hiện của các sản phẩm mang CDĐL trở thành cơ hội lớn đối với người sản xuất và kinh doanh. Nắm bắt được điều này, những năm qua, ngành KH&CN đã tích cực tham mưu cho tỉnh kêu gọi được nguồn vốn từ Chương trình phát triển tài sản, trí tuệ của doanh nghiệp (Chương trình 68 của Bộ KH&CN) để xây dựng CDĐL và các dự án quản lí và phát triển CDĐL cho các sản phẩm đã được công nhận. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của T.Ư, năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20/2016/UBND tỉnh về xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm đặc sản của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020. Qua đó, thể hiện sự quan tâm của tỉnh, của ngành KH&CN trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ những năm qua. Đồng thời, thể hiện rõ vai trò của ngành KH&CN đóng góp cho sự phát triển của địa phương với các sản phẩm hàng hóa đặc thù.

Để phát huy được giá trị các Chứng nhận CDĐL cho các sản phẩm đặc sản, đặc thù lúc này không chỉ riêng có vai trò của những nhà khoa học mà đòi hỏi phải có sự chung tay của các ngành, các cấp, các địa phương. Đặc biệt, vai trò của người dân, người tạo ra sản phẩm là trung tâm phải tiếp tục khẳng định giá trị sản phẩm của mình thông qua chất lượng sản phẩm.

Huy Toán


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm chống nóng cho cá

BHG - Những ngày cuối tháng 7 trời rất nóng, có hôm cao điểm nhiệt độ lên tới 35 độ, lá chuối thả xuống ao cho cá còn bị xém mặt trên; các ao nuôi cá có mức nước nông, bờ ao xây tường chắn và có đường ống dẫn nước xa với đoạn ống lộ thiên càng dài thì nước trong ao càng nóng. Trong điều kiện này các loài cá ưa nước lạnh và sạch sẽ bị chết nhất là cá Bỗng.

31/07/2017
Hiệu quả mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc tắm tại thôn Nậm Đăm

BHG- Bảo tồn phát triển nguồn quĩ gen nói chung là một chủ trương lớn. Tuy nhiên để có giải pháp bảo tồn hiệu quả, ứng với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng loài gen cần được bảo tồn. Đòi hỏi mỗi cấp, ngành, địa phương, phải năng động, sáng tạo trong đề xuất cho công tác bảo tồn. 

30/08/2017
Một số biện pháp phòng, chống sét

BHG - Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người, mỗi chúng ta cần biết một vài biện pháp phòng,  chống sét hiệu quả sau:

27/08/2017
Đưa hệ thống phần mềm quản lý cấp số điện tử cho xe chở hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

BHG- Đầu tháng 8 này, tỉnh ta vừa đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống cấp số điện tử cho xe công - ten - nơ chở hàng hóa xuất khẩu (XK) qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy. Việc đầu tư hệ thống cấp số điện tử đã giải quyết được tình trạng ùn tắc phương tiện vận tải khu vực cửa khẩu, tranh giành lượt XK và phát sinh nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu như trước đây. 

23/08/2017